Cây Táo Đỏ Lùn - Trung Tâm Cây Giống Đại Học Nông Nghiệp

Cây Giống Táo Đỏ Lùn:


Một vài hình ảnh về Cây Táo Đỏ Lùn

1 – Giới Thiệu:

Cây giống táo đỏ lùn F1 (táo tây) có tên khoa học là Malus domestica, thuộc họ hoa Hồng – Rosaceae. Theo thông tin trên Wikipecdia thì cây táo đỏ có nguồn gốc là Táo Phú Sĩ hiện có nhiều loại, đã có thêm gần 30 biến thể táo Phú Sĩ được lai tạo ở nhiều nước, trong đó có 20 giống đã được cấp bằng sáng chế. Cụ thể một số loại được biết đến là ở Việt Nam, 2 loại táo Fuji nhập từ Nhật và Mỹ như táo Ambrosia Mỹ (quả to, dài, có màu đỏ xen lẫn vàng kem, ngọt, giòn và rất thơm), táo Ambrosia quả to, dài, có màu đỏ xen lẫn vàng kem, ngọt, giòn và rất thơm; Táo Fuji Mỹ (Quả màu đỏ với các chấm đỏ hồng tới đỏ đậm) và Táo Xanh Mỹ (Quả màu xanh lá, vị chua đậm, rất giòn, nhiều nước); Táo Gala (Sọc hồng cam trên nền vàng, khá giòn và ngọt) và có 2 loại táo Trung Quốc đẹp, giòn, ngọt, táo bở và táo đường Fuji vỏ bóng đẹp. Táo New Zealand, Mỹ thì hình dáng hơi vuông (có góc cạnh), cao thành. Với táo Trung Quốc, quả thường tròn và ăn có vị chát, giòn, còn táo New Zealand, Mỹ thì quả thường có góc cạnh, cao thành và có vị ngọt hơn. Cây giống táo đỏ lùn F1 là loại cây ưa khí hậu khô, mát mẻ và ít côn trùng và dịch bệnh. Giống táo này quả to tròn, với vỏ màu đỏ điểm thêm các sọc màu vàng, thịt giòn, ngọt, thơm đã trở thành giống táo cao cấp nhất, đặc biệt táo đỏ khi cắt ra vẫn giữ được màu trắng tinh khôi trong nhiều giờ đã làm say đắm các đầu bếp và những người sành về trái cây trên toàn thế giới. Từ loại cây ăn quả được nhiều người ưa chuộng, táo đỏ ngày nay còn có thể làm cây cảnh rất đẹp, tạo dáng bonsai sang trọng, nên nhiều người mua cây táo đỏ không chỉ để ăn quả mà còn để trang trí. Táo đỏ không quá kén đất, do vậy tùy vào từng nơi trồng có thể chọn loại đất trồng khác nhau. Tùy vào mục đích trồng cây người trồng có thể lựa chọn việc trồng trên đất hay trồng cây trong chậu. Táo Đỏ sau thu hoạch được bảo quản trong kho lạnh CA bằng cách hạ thấp nhiệt độ và nồng độ oxy, vì vậy trái cây có thể được lưu trữ trong sáu tháng trở lên mà vẫn giữ được độ tươi và giòn trong táo. – Táo không chỉ chứa các chất dinh dưỡng cần thiết cho não như đường, vitamin, khoáng chất mà quan trọng hơn là chứa một lượng lớn nguyên tố kẽm. Kẽm là nguyên tố không thể thiếu đối với cơ thể, kẽm có quan hệ mật thiết với acid nucleic, protein để làm tăng khả năng ghi nhớ của não người. Mặt khác, kẽm còn phối hợp với một số chất để tạo ra kháng thể, nâng cao khả năng đề kháng của cơ thể. Ngoài ra táo còn chứa các nguyên tố vi lượng khác như canxi, kali, sắt, phốtpho, các vitamin C, B1, B2. – Lượng magiê và kali trong táo giúp điều chỉnh áp suất máu và giữ cho nhịp đập tim ở mức ổn định, chất chống ôxy hoá tự nhiên giúp bảo vệ thành mạch máu . – Vỏ táo giàu chất xơ và có lợi cho hệ tiêu hóa, hơn 1 nửa lượng vitamin C của quả táo đều nằm ở vỏ. – Đường tự nhiên trong táo không ảnh hưởng tới bệnh nhân tiểu đường. – Mặt khác, mùi thơm đặc trưng của táo có tác dụng giải tỏa sự căng thẳng, làm cho tinh thần thoải mái, vui vẻ.

2 – Tiêu Chuẩn Chọn Giống:

Ở nước ta có nhiều giống táo như táo chua, táo Thiện Phiến ngọt, táo Gia Lộc, mới nhập vào giống táo Thái Lan. Một số giống chọn lọc trong nước như táo số 12, số 32, táo Đào Tiên... Táo có thể nhân giống bằng hạt, cắm hom, chồi rễ, chiếc và ghép. Nhân giống bằng hạt biến dị nhiều nên hiện chỉ dùng làm gốc ghép. Các phương pháp cắm hom, dùng chồi rễ hoặc chiết còn dùng nhưng ít. Phổ biến hiện nay là phương pháp ghép mắt và ghép áp.

3 – Thời Vụ và Mật Độ Trồng:

Thời vụ trồng tốt là cuối mùa mưa, nên trồng tháng 11-12 vì lúc này trời ấm, sang mùa Xuân năm sau cây phát triển nhanh. Trồng vào đầu mùa Xuân cũng tốt. Trồng theo hàng hoặc theo ô vuông, khoảng cách cây 4-5m. Để tiết kiệm đất có thể trồng dày hơn, khi cây táo lớn thì đốn bỏ bớt.

4 – Làm Đất Và Đào Hố Trồng:

Làm sạch cỏ dại, cày bừa kĩ. Khi trồng trên luống đào hố 40 x 40 x 40 cm trước khi trồng khoảng một tháng. Sau đó bón phân cho mỗi hố 1kg phân hữu cơ sinh học Better HG01, 1 kg super lân và 0,2 kg Better NPK 16-12-8-11+TE, đắp mô rộng 60 – 80 cm, cao 20 – 30 cm.

5 – Phân Bón Lót:

Bón lót cho mỗi hố 20-30kg phân hữu cơ hoai, có thể trộn thêm 1kg vôi và 0,5kg super lân. Đào hố và bón phân lót trước khi trồng 20-30 ngày, trồng cây trong bầu để có tỷ lệ sống cao.

6 – Kỹ Thuật Trồng Cây Táo Đỏ Lùn:

Vét 1 hố nhỏ ở giữa ụ, đặt bầu cây ngang với mặt ụ, vun đất nén chặt xung quanh bầu.Phủ rơm rắc xung quanh gốc một lớp dày 2-3cm. Tưới ngay sau trồng mỗi cây 2-3 gáo nước, trời mưa không nên tưới.

7 – Kỹ Thuật Chăm Sóc Cây Táo Đỏ Lùn:

7.1 – Kỹ thuật chăm sóc định kỳ:

Tưới nước: cần cung cấp đủ nước cho cây nhất là trong mùa khô, khi trái đang lớn và lúc quả sắp chín. Phòng trừ cỏ dại: Phủ gốc bằng cỏ, rác, cây phân xanh... để hạn chế cỏ dại; xới phá váng sau mỗi trận mưa to. Làm cỏ vụ xuân tháng 1-2 và vụ thu tháng 8-9, xới sạch toàn bộ diện tích một lần/vụ; một năm xới gốc 2-3 lần.

7.2 – Kỹ thuật Cắt tỉa, tạo hình:

Trồng táo phải đốn để cho cây trẻ lại mới có năng suất và chất lượng tốt. Có hai cách đốn là đốn phớt và đốn đau: Đốn phớt làm hàng năm sau mỗi vụ thu hoạch. Cắt các cành đã cho quả chỉ để lại 1 đoạn 20-30cm. Trên đầu cành này sẽ cho nhiều cành nhỏ, có thể tỉa bớt chỉ để vài cành phân bố đều trên tán cây. Đốn đau nhằm mục đích tạo tán từ khi cây còn nhỏ trên một năm tuổi đến khi lớn. Cắt cụt hết các loại cành, chỉ để lại một đoạn gốc của vài cành lớn đã ra trong năm trước, cây sẽ cho nhiều cành mới trẻ hơn, cho năng suất và chất lượng quả tốt hơn.

7.3 – Kỹ thuật Bón phân Cho Cây Táo Đỏ Lùn:

Bón phân: Trồng được 20-30 ngày có thể tưới nước phân pha loãng, mỗi tuần tưới 1 lần trong 1-2 tháng đầu. Sau đó định kỳ bón thúc 1 lần bằng phân hỗn hợp NPK và các loại phân bón lá bổ sung khác. Lượng phân NPK Sitto Phat 16-16-8-15SiO2+TE bón mỗi lần từ 0,2-1,5kg/gốc tuỳ cây nhỏ hoặc lớn. Dùng cuốc xới đất xung quanh gốc theo hình chiếu tán cây sâu 5-10cm, rải phân, lấp đất rồi tưới nước. Hàng năm bón thêm phân hữu cơ và bồi đất vào gốc. Cách bón: Lần 1: Ngay sau khi đốn táo ta xới xung quanh gốc, bón 10-20kg phân chuồng + Sitto Phat 16-16-8-15SiO2+TE với liều lượng 1kg/gốc kết hợp phun phân bón lá NANO-S với liều lượng 30ml cho bình 16 lít phun đều trên cây lá để cây sinh trưởng và phát triển thân cành lá tốt, giúp cây chống chịu hạn tốt hơn. Lần 2: Trước khi cây ra hoa rộ, bón phân Sitto Phat 16-16-8-15SiO2+TE với liều lượng 1-1,5kg/gốc, kết hợp phun phân bón lá Amino Kyto (Thần Nông 888) với liều lượng 30ml cho bình 16 lít phun ướt đều mặt lá để tăng hệ miễn dịch, hạn chế nấm bệnh phun định kỳ 7 ngày/lần (2-3 lần). Lần 3: Sau khi cây đậu quả xong, bón phân Sitto Phat 16-8-16-12SiO2+TE với liều lượng 1-1,5kg/gốc tùy theo số lượng quả trên cây mà số lượng bón tăng hay giảm, kết hợp phun phân bón lá Caciul-Boron với liều lượng 30ml + Vita Plant 20gr/ bình 16 lít phun ướt đều mặt lá để tăng khả năng thụ phấn và đậu trái và phun định kỳ 7 ngày/lần (2-3 lần)

8 – Phòng Trừ Sâu Bệnh Cho Cây Táo Đỏ Lùn:

a. Ruồi đục trái (Bactrocera dorsalis) Ruồi trưởng thành có màu nâu lợt, đẻ trứng vào vỏ trái táo khi sắp chín, trứng nở thành dòi đục vào bên trong thịt trái và sẽ làm nhộng trong đất. Biện pháp phòng trị: Nên thu họach trái sớm trước khi chín. Thu gom và tiêu hủy trái bị nhiễm. Dùng bẫy mồi (sùng cây é tía, khóm, chuối,…trộn với thuốc Regent 0,3G), hoặc dùng Vizubon D, Ruvacon. b. Rệp sáp Gây hại bằng cách chích hút trên các đọt non, cuống hoa, cuống tar1i non làm cho đầu cành bị quăn queo, không phatù triển, hoa và trái bị rụng. Biện pháp phòng trị: Sử dụng thuốc Actata, Applaud, Admire,…để trị và rải Regent dưới gốc để diệt và đuổi kiến. c. Sâu đục trái Thành trùng là lọai bướm nhỏ màu đen, họat động về đêm, đẻ trứng trên trái non, trứng nở ra sâu, sâu có màu hồng, đầu nhỏ màu nâu, đục vào trong trái để ăn. Sâu làm nhộng trong các lá chung quanh. Biện pháp phòng trị: Sử dụng thuốcRegent 800 WG, Padan 95 SP,…. khi trái còn non. d. Bệnh thối trái (do nhiều lọai nấm gây ra) - Nấm Phytopthora cactorum: Bệnh gây thối trái nặng trong mùa mưa, trên trái già sắp chín. Vùng thối ướt nước, có màu nâu nhạt, sau đó sậm màu, nâu dần và thối nhũn. Bệnh lan khắp trái làm cho trái rụng. Bệnh còn có thể gây thối cổ rễ. - Nấm Rhizopus arrhizus: Bệnh làm cho vỏ trái bị thối nâu dễ bong ra, thịt trái bị thối nhũn, chua, không có mùi hôi, phủ lớp tơ đen dày đặc trên trái và lan sang các trái khác lân cận. Biện pháp phòng trị: + Thu gom và tiêu hủy trái bị bệnh + Trị: sử dụng thuốc để phun như Benomyl, Ridomyl, Aliette,…. e. Bệnh thối nhũn trái (do nấm Penicillium expansum): Trái bị bệnh có vùng nhạt màu, mềm, sũng nước, bốc mùi hôi mốc rất mạnh. Vùng thối lan nhanh, làm trái bị nhũn ra. Biện pháp phòng trị: Tránh làm xây xát trái khi thu hoạch, lọai bỏ trái bị bệnh.

9 – Thu Hoạch và Bảo Quản:

– Nhiệt độ bảo quản: + Bảo quản kho công nghiệp: từ 0 đến 4 độ C. Táo sẽ giữ được độ tươi, độ giòn trong vòng từ 1-3 tháng. Sau thời gian này, táo sẽ ngọt hơn, độ giòn (PSI) trở nên thấp hơn (xốp hơn). + Bảo quản tại nhà: Tủ lạnh từ 4 đến 8 độ C: Táo giữ được độ tươi, độ giòn trong vòng 1-4 tuần. Sau thời gian này, táo sẽ ngọt hơn, độ PSI thấp hơn (táo xốp hơn). Cần tránh để táo với các thực phẩm có mùi khác như hành, tỏi, táo sẽ dễ nhiễm mùi. – Các trường hợp cần lưu ý: + Táo bị thâm bên trong: Vỏ quả táo rất khỏe và hơn nữa nó thường được tráng một lớp sáp ong trước khi xuất khẩu (táo Washington) nên táo rất ít khi hỏng từ bên ngoài và nhìn bằng mắt thường trừ khi vỏ bị dập do va chạm trong quá trình vận chuyển. Cuống táo là nơi nhạy cảm nhất, thường chỉ một vết xước ở cuống, hoặc có nước đọng nơi cuống cũng sẽ dễ dàng giúp cho vi khuẩn thâm nhập quả táo và làm hỏng táo từ bên trong. + Táo bị xốp: Táo bị xốp không phải là táo hỏng mà do là độ giòn (PSI) bị giảm đi. Nhiều người lại thích ăn táo xốp vì nó không quá cứng, nhất là khi cho trẻ em ăn. Táo xốp thường rất ngọt. Táo xốp vẫn đảm bảo chất lượng và hàm lượng vitamin trong quả. Táo xốp do nhiều nguyên nhân. Thứ nhất là bản thân quả táo khi hái đã có mức độ chín hơi quá nên kể cả khi bảo quản lạnh đúng tiêu chuẩn, nó vẫn chín nhanh hơn, và trở nên xốp hơn. Thứ 2 là do lỗi quá trình bảo quản nhiệt độ không đúng tiêu chuẩn làm táo chín nhanh hơn. Một số loại táo như Gala Red Decilous thì có độ giòn (PSI) thấp hơn táo Ambrosia hay Envy là các giống táo được lai tạo.

10 – Kinh nghiệm và Thị Trường:

Trong những năm gần đây, táo không chỉ được coi như một loại trái cây trong vườn nhà thông thường mà chúng đã được cách tân trồng trong chậu, tạo dáng bonsai để chơi Tết rất lạ và độc đáo

 CHÚC QUÝ KHÁCH CÓ MỘT VƯỜN CÂY CHO NĂNG SUẤT CAO!

70.000
Quay Lại