Cây Nhãn Tím - Trung Tâm Cây Giống Đại Học Nông Nghiệp

Cây Giống Nhãn Tím:


Một vài hình ảnh về Cây Nhãn Tím

1 – Giới Thiệu:

Cây giống Nhãn Tím là giống nhãn đột biến gen mà có, Giống nhãn này không chỉ có màu sắc kỳ lạ, mà còn có mùi vị thơm và năng suất tốt hơn giống nhãn long (nhãn trắng) thuần. Nhãn tím là giống nhãn đột biến gen mà có, nó được phát hiện ở tỉnh Sóc Trăng nên còn được gọi là nhãn tím Sóc Trăng. Theo ông Huy (người phát hiện ra giống nhãn này) cho biết cách đây 10 năm, một cây nhãn long trong vườn nhà ông tự dưng đâm ra 1 nhánh lá có màu lạ, lá có màu tím tím, khác biệt so với lá nhãn thông thường màu xanh, hoa cũng có màu tím và trái cũng có màu tím. Nhãn tím là giống nhãn còn khá mới là với nhiều người. Giống nhãn này không chỉ có màu sắc kỳ lạ, mà còn có mùi vị thơm và năng suất tốt hơn giống nhãn long (nhãn trắng) thuần. Đặc biệt, nhãn tím Sóc Trăng có khả năng kháng một số loại bệnh phổ biến trên cây nhãn, do đó nó đang tạo nên cơn sốt cho nhiều người. Nhiệt độ thích hợp cho cây nhãn sinh trưởng và phát triển là từ 21 – 27 độ C. Mùa hoa nở nhãn cần nhiệt độ cao hơn là 25 – 31 độ C. Còn mùa đông kéo dài một thời gian nhiệt độ thấp để phân hóa mầm hoa. Đặc biệt, nhãn là cây ưa nắng, nếu bị rợp cây sẽ ít quả, những cành nhãn đầy đủ ánh nắng sẽ sinh nhiều quả. Nếu có đủ nước tưới thì nên bắt trồng nhãn vào cuối mùa mưa, khoảng tháng 10-11 dương lịch để đến mùa nắng cây có đầy đủ ánh sáng sẽ phát triển tốt hơn. Tuy nhiên, nếu trồng vào mùa mưa, khoảng tháng 5 – 6 dương lịch thì cần chú ý thoát nước vì nếu mưa nhiều thì đất sẽ bị Nhãn cần lượng mưa thích hợp hàng năm khoảng 1300-1600mm. Lúc cây ra hoa gặp thời tiết Nhãn cần nhiều ánh sáng, thoáng. Trong quá trình sinh trưởng và phát triển, cây nhãn thích hợp với ánh sáng tán xạ hơn ánh sáng trực xạ. ánh sáng chiếu được vào bên trong tán giúp cây phát triển và thường sai trái, ánh sáng còn giúp đậu trái, vỏ bóng và vị ngọt, ngon. Nhãn là cây ưa ẩm nhưng không chịu úng và rất dễ nhạy cảm với việc ngập nước kéo dài. Ngược lại, nếu gặp khô hạn trong thời gian dài sẽ làm cho cây sinh trưởng chậm, ra hoa và đậu trái khó khăn. Đất cát pha thịt, đất đỏ, đất phù sa có thành phần cơ giới nhẹ thích hợp cho việc trồng nhãn hơn trên các loại đất khác. Cây nhãn sinh trưởng tốt trong điều kiện đất thoát nước, tơi xốp, pH nước khoảng 5,5-6,5. Khi qui hoạch vườn nhãn nên trồng cây chắn gió để hạn chế việc rụng hoa, trái trong mùa mưa bão. Hàng cây chắn gió được trồng dọc theo phía ngoài, thẳng góc với hướng gió

2 – Tiêu Chuẩn Chọn Giống:

Điều đặc biệt của giống nhãn này là chỉ khi trồng bằng nhánh chiết thì mới cho trái có màu tím, còn khi ghép hoặc trồng bằng hạt thì cây cho trái như bao cây long nhãn khác.

3 – Thời Vụ và Mật Độ Trồng:

Hầu như cây nhãn đều có thể trồng quanh năm. Nhưng cần chú ý nếu trồng vào mùa mưa thì phải thoát mước cho cây. Vì nếu mưa nhiều cây bị ngập nước và nghẹt rễ. Cây nhãn được trồng theo hàng và cách nhau giữa các hàng là 6m. Khoảng cách giữa 2 cây nhãn là từ 5 – 6m. Theo mật độ này thì có thể trồng 300 – 350 cây/ha.

4 – Làm Đất Và Đào Hố Trồng:

Làm sạch cỏ dại , Cũng giống như những loại cây trồng khác, trước khi trồng nhãn muộn cần tiến hành làm đất cho cây. Nhãn được trồng vào hố. Hố đào thường là hình vuông, tỉ lệ 60 x 60 x 60 cm hoặc 80 x 80 x 80 cm.

5 – Phân Bón Lót:

Để cây phát triển và sinh trưởng tốt cần bón lót cho cây. Kết hợp phân chuồng và phân hữu cơ để cây hấp thu đầy đủ chất dinh dưỡng. Bón 20 - 25kg phân chuồng hoai + 1 - 2kg supe lân + 100g ure + 100g kali hoặc 2kg phân NPK (5 - 10 - 3 - 8)/hố, dùng cuốc trộn đều phân với đất, lấp cho gần đầy hố. Bón phân trước khi trồng từ 30 ngày trở ra.

6 – Kỹ Thuật Trồng Cây Nhãn Tím:

Tốt nhất nên chọn điều kiện thời tiết thuận lợi như trời râm mát, đất ẩm để trồng. Khi trồng dung một con dao nhỏ và sắc để rạch bỏ túi của bầu. Chú ý không được làm vỡ bầu đất. Đặt cây trồng ngay ngắn vào giữa hố. Lấp đất cho cây, lấp ngang đến cổ rễ. Trồng xong cần tưới nước ngay để tránh mất nước.

7 – Kỹ Thuật Chăm Sóc Cây Nhãn Tím:

7.1 – Kỹ thuật chăm sóc định kỳ:

Tưới nước: cần cung cấp đủ nước cho cây nhất là trong mùa khô, khi trái đang lớn và lúc quả sắp chín. Phòng trừ cỏ dại: Phủ gốc chè bằng cỏ, rác, cây phân xanh... để hạn chế cỏ dại; xới phá váng sau mỗi trận mưa to. Làm cỏ vụ xuân tháng 1-2 và vụ thu tháng 8-9, xới sạch toàn bộ diện tích một lần/vụ; một năm xới gốc 2-3 lần.

7.2 – Kỹ thuật Cắt tỉa, tạo hình:

+ Đợt 1: Sau khi thu hoạch tiến hành cắt bỏ toàn bộ những cành trong tán, cành vượt, cành bị sâu bệnh, cành khô, cành tăm, cành sát mặt đất, tạo điều kiện cho cây thông thoáng để hạn chế sâu bệnh và tiêu hao dinh dưỡng. + Đợt 2: Khi lộc thu dài 5-7cm, tiến hành tỉa bỏ bớt lộc trên những cành quá nhiều lộc. Mỗi cành giữ lại 2-3 lộc to, khỏe để làm cành mẹ cho vụ sau. + Đợt 3: Khi cây ra hoa (đầu tháng 3), tỉa bỏ những chùm hoa bị bệnh. Đối với những cành cây có nhiều hoa cần tỉa bỏ những chùm hoa nhỏ (có chiều dài < 10cm) và tỉa bỏ 1-3 nhánh hoa ở các đốt phía dưới (chỗ tiếp giáp với ngọn cành mẹ) đối với những chùm hoa quá to (> 20cm) khi chùm hoa dài 15-20cm, nụ hoa chưa hé nở, đồng thời cắt bỏ những cành sâu bệnh, cành khô và cành xuân quá yếu. + Đợt 4: Cuối tháng 5 đến đầu tháng 6, cắt bỏ những cành không đậu quả. Đối với những cây có nhiều quả sẽ cắt bỏ những cành có tỷ lệ đậu quả thấp (<10quả/cành) và những cành hè mọc quá dày.

7.3 – Kỹ thuật Bón phân Cho Cây Nhãn Tím:

- Cây 1 - 3 năm tuổi: mỗi năm bón 1 - 1,5kg/gốc loại phân NPK 20 - 20 - 15. Lượng phân này được chia đều làm 3 - 4 lần bón trong năm, năm đầu nên pha phân vào nước tưới. - Cây trên 3 năm tuổi: Cây càng lớn lượng phân bón càng tăng, năm trúng mùa bón nhiều hơn năm thất mùa. Trung bình, mỗi năm bón cho mỗi gốc 3 - 5kg loại phân PNK 15 - 10 - 15 hoặc 20 - 20 - 15. Hàng năm lượng phân bón tăng dần cho mỗi gốc từ 0,4 - 0,5kgN; 0,1 - 0,2 kg P2O5; 0,3 - 0,5 kg K2O bón vào các giai đoạn sau: + Trước khi ra hoa + Khi trái có đường kính 1cm, bông dài được 5 - 7 cm nên bón thêm phân NPK khoảng 100g/gốc giúp nuôi bông. + Trước thu hoạch 1 tháng + Ngay sau thu hoạch ở lần bón sau thu hoạch nên bón thêm 10 - 20kg phân chuồng hoai cho mỗi gốc, tưới thâm phân cá, phân ruốc ... sẽ giúp cho cây phát triển tốt hơn. Ngoài ra, để cây mau hồi phục sau thu hoạch và giúp cây ra hoa đồng loạt, tăng độ lớn của trái cần phun thêm các loại phân phun qua lá như HVP, Komix, AC, Agrostim ... cách nhau 15 - 20 ngày/lần. Cách bón phân: Nên cuốc rãnh vòng quanh và cách gốc cây 1 - 1,5m, cho phân vào rãnh, lấp đất lại và tưới. Hoặc dùng cào 3 răng cào nhẹ đều trên mặt đất theo tán cây rồi rãi phân, tưới nước (cào cách gốc 1 - 1,5m). Cần lưu ý là không nên bón phân trước mùa lũ đến, phải cắt phân trước khi lũ về ít nhất là 1 tháng vì bón phân muộn, rễ còn non ngập nước dễ bị hư thối gây chết cây.

8 – Phòng Trừ Sâu Bệnh Cho Cây Nhãn Tím:

Sâu bệnh thì nhãn này nó không có, còn chăm sóc thì rất nhẹ. Giống nhãn da bò hay các loại nhãn khác còn bị bệnh chổi rồng, còn nhãn tím thì đặt biệt không có. Nhãn tím mỗi năm ra trái 2 lần, trong đó, mùa thuận thì ra trái tự nhiên, mùa nghịch là gần Tết âm lịch".

9 – Thu Hoạch và Bảo Quản:

Thu hoạch: khi quả đã chín, vỏ quả chuyển màu tím, vỏ mỏng và nhẵn. Quả mềm, mùi có vị thơm, hạt đen hoàn toàn. Độ Brix đạt 19-21% tuỳ vào từng giống. - Yêu cầu ngoại cảnh khi thu hái: Thu hoạch quả vào ngày tạnh ráo, thu hoạch vào buổi sang hoặc buổi chiều. * Kỹ thuật khi thu hái: Dùng kéo cát chum quả, khi cắt chùm quả không kèm lá. Bảo quản: Quả sau khi hái đưa vào chỗ râm mát, xếp quả vào sọt hoặc bao bì có thành cứng lót lá hoặc rơm rạ chuyển đến địa điểm tập trung. Khi xếp vào sọt, xếp quả quay ra xung quanh thành sọt, cuống quả chụm vào giữa tạo khe trống thoáng khí.

10 – Kinh nghiệm và Thị Trường:

Nếu long nhãn trên thị trường có giá bán 15.000đ/kg thì nhãn tím lên đến 100.000 đồng/kg, còn cây giống thì lên tới 1 triệu đồng/cây, thế nhưng số lượng vẫn không đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng.

 CHÚC QUÝ KHÁCH CÓ MỘT VƯỜN CÂY CHO NĂNG SUẤT CAO!

50.000
Quay Lại