Cây Me Thái - Trung Tâm Cây Giống Đại Học Nông Nghiệp

Cây Giống Me Thái:


Một vài hình ảnh về Cây Me Thái

1 – Giới Thiệu:

Cây Giống Me Thái là giống me mới khác với giống me chua truyền thống. Quả Me thái có vị ngọt thơm ít chua mang lại hiệu quả kinh tế cao. Cây Me thái dễ trồng và không kén đất nên có thể trồng ở nhiều vùng. Trước đây, me thường được dùng trong những món ăn cần vị chua như canh chua cá lóc, canh riêu. Những quả me chua còn là sở thích của nhiều chị em tuy nhiên nhiều người không ăn trực tiếp vì nó quá chua. Khi cây me Thái Lan du nhập vào nước ta quan niệm đó đã thay đổi hoàn toàn. Loại quả này trở thành một loại quả được nhiều người ưa thích vì không còn vị chua thay vào đó là hương vị ngọt và bùi khá ngon. Me thái ngoài ăn trực tiếp còn được sơ chế làm mứt, làm ô mai, .... Me thái có 2 loại là me quả cong và me quả thẳng. Me đem trồng là loại trái thẳng, vỏ màu nâu, cùi mịn và trong, hơi mềm, khi gần chín nhiều bột. Loại me ghép này lúc còn sống, mùi vị vẫn chua nhưng khi chuyển sang dốt, cùi me bắt đầu có bột, mùi vị trở nên ngọt, thơm và hấp dẫn Me là loài cây bán hoang mạc nên khả năng chịu mặn rất tốt, năng suất và chất lượng trồng tại các vùng đất cát khô cằn hoặc vùng ven biển vẫn cho trái sai và chất lượng không thua gì trồng ở vùng sông nước Me thái là cây trồng lâu năm, cây càng lâu thì quả càng sai tuổi thọ của cây có thể lên tới 30 năm. Trung bình mỗi cây me thái cho thu hoạch từ 100kg/cây/ vu Đây là loại cây rất ít sâu bênh, khi trồng thì không cần phải chăm sóc nhiều mà vẫn cho thu hoạch số lượng lớn. Với giá bán dao động từ 80 000- 120 000 đồng/kg. Me thái là một trong số những cây trồng thoát nghèo và làm giàu kinh tế hiện nay.

2 – Tiêu Chuẩn Chọn Giống:

Cây giống me Thái được sản xuất bằng cách ghép, Ở các nước Ấn Độ , Thái Lan người ta đã thực hiện cách ghép áp hay ghép nêm, cây me sẽ mau cho quả và hoàn toàn giữ được các đặc tính tốt của cây mẹ

3 – Thời Vụ và Mật Độ Trồng:

Đất tốt trồng khoảng cách 7 m x 8 m, đất có độ phì thấp trồng dày hơn 5m x 5 m hay 4m x 5 m.

4 – Làm Đất Và Đào Hố Trồng:

Nên trồng với mật độ 7m x 8m, đào hố sâu rộng và sâu 80 x 100 ( cm) , dưới đáy hố bón lót lớp dầy 30- 35 cm chất hữu cơ hoai mục như phân xanh, phân gia súc ủ hoai…trộn đều với đất tại chổ, phía trên đổ đất mặt vườn hay đất tơi tốt, dùng cây cố định không để lung lay hay bật gốc do bộ rễ cây me Thái ăn nông khá yếu, cây giống ghép sau 1 – 2 năm đã cho hoa và đậu quả sau 3-4 năm khi cây đủ dinh dưỡng

5 – Phân Bón Lót:

Mỗi hố bón: 10-15 kg phân chuồng đã ủ hoai, 200-300 g Super Lân, trộn đều với đất mặt xung quanh, để nâng cao độ pH và phòng trừ mối, kiến nên trộn thêm với 50 g Basudin 10H và 0,5 kg vôi trộn đều với hỗn hợp đất mặt và phân lấp đầy hố.

6 – Kỹ Thuật Trồng Cây Me Thái:

Dùng cuốc đào một lỗ nhỏ giữa hố trồng sâu hơn chiều cao túi đựng cây giống khoảng 2-3 cm. Sau đó, dùng tay hoặc cuốc móc một lỗ ở tâm hố, kích thước to hơn bầu cây đôi chút, sau đó dùng các loại thuốc diệt nấm như: Dithane M-45, Mancozeb hay Ridomil,… phun xịt thật kỹ vào hố trồng cây, liều lượng theo chỉ dẫn trên bao thuốc. Để túi cây trên mặt đất, dùng dao sắc rạch một đường xung quanh túi nilon, cách đáy 2-3 cm, bóc lấy đáy túi ra. Xem xét bộ rễ, cắt bỏ tất cả các phần rễ cái, rễ con ăn ra khỏi bầu đất, sau đó mới đem cây đặt vào hố trồng. Dùng tay lấp và ém chặc lớp đất xung quanh để cố định gốc cây con không bị gió lay, chú ý đặt cây vào hố trồng sao cho sau khi trồng cổ rể ngang với mặt đất xung quanh, không trồng âm hay lấp phần thân cây. Sau khi trồng làm bồn đường kính 1-1,2 m, để khi tưới nước không chảy ra ngoài. Trồng xong nhất thiết phải lấy cọc cắm, buộc cành vào cọc tránh gió lay gốc. Sau đó bắt buộc phải dùng tàu dừa che năng từ hướng Đông và hướng Tây, nếu có gió mạnh thì che thêm ở hướng gió thổi đến. Nên dùng tàu dừa để việc lưu thông không khí được dễ dàng, thời gian che khoảng 60 ngày).

7 – Kỹ Thuật Chăm Sóc Cây Me Thái:

7.1 – Kỹ thuật chăm sóc định kỳ:

Chăm sóc cây me Thái ngoài việc cung cấp đủ nước thì bón phân bổ sung dinh dưỡng cũng rất quan trọng nhất là thời điểm cây đậu trái và nuôi dưỡng trái. Liều lượng bón là 0.1-0.3 kg NPK trộn chung với KCL, liều lượng phân bón tăng dần theo năm và tùy theo khả năng cho trái của cây. Mỗi năm nên bón bổ sung thêm vôi quanh gốc me Thái vào thời điểm sau mùa mưa để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh cùng với hạ nồng độ phèn cho rễ cây. Tạo điều kiện cho cây hấp thụ dinh dưỡng từ phân bón tốt hơn. Thời điểm ra bông của me Thái là vào mùa mưa thời điểm thu hoạch là tháng 11 đến tháng 4. Với cách thức chăm sóc me không có gì là khó nhưng để mang lại năng suất cao trái to thì cần cung cấp nước cho thật hợp lý. Vào mùa nắng cứ 2 ngày tưới 1 lần vào mùa mưa thực hiện thoát nước cho thật tốt để bộ rễ cây me không bị ngập úng. Liều lượng phân bón cần phù hớp và trong quá trình trồng cần bổ sung bón lót cho thật nhiều phân hữu cơ cung cấp dinh dưỡng cho cây phát triển tốt. Phòng ngừa sâu bệnh cho cây bằng các biện pháp sinh học và kết hợp biện pháp hóa học khi cần.

7.2 – Kỹ thuật Cắt tỉa, tạo hình:

Sau mỗi đợt thu trái, ta nên tiến hành cắt tỉa cành bị sâu bênh, cành còi không phát triển đươc, Ngoài ra cũng cần tạo tán để có thể cho sai quả nhất có thể.

7.3 – Kỹ thuật Bón phân Cho Cây Me Thái:

Ngoài việc bón lót cho cây lúc mới trồng thì định kì hàng năm bạn cần bón thúc phân bón cho cây. Chú ý thời điểm cây ra hoa đậu quả và sau khi thu hoạch. Mỗi lần bón mỗi gốc khoảng 0,3 kg phân NPK với phân KCL. Ngoài ra hàng năm nên bón thêm một lượng vôi bột khử trùng và hạ độ mặn của đất giúp cây hấp thu lượng phân bón tốt hơn.

8 – Phòng Trừ Sâu Bệnh Cho Cây Me Thái:

Cây me thái hầu như không có sâu bệnh, bệnh thường gặp là bệnh sâu đục thân ,sâu đục trái . Các loại bênh này đã có phương thuốc đặc trị sử dụng Supracide (0,5%); Selecron (0,5%); Padan (0,5%); Sherpa (0,1%)

9 – Thu Hoạch và Bảo Quản:

Me thái cho thu hoạch 1 vụ kéo dài khoảng 3 tháng trong năm. Cây thường băt đầu ra bông vào đầu mùa mưa và bắt đầu thu hoạch từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau

10 – Kinh nghiệm và Thị Trường:


 CHÚC QUÝ KHÁCH CÓ MỘT VƯỜN CÂY CHO NĂNG SUẤT CAO!

40.000
Quay Lại