Cây Khế Ngọt - Trung Tâm Cây Giống Đại Học Nông Nghiệp

Cây Giống Khế Ngọt:


Một vài hình ảnh về Cây Khế Ngọt

1 – Giới Thiệu:

Cây giống Khế ngọt là một loài cây thuộc họ Oxalidaceae, có nguồn gốc từ Sri Lanka và được biết đến rộng rãi tại Đông Nam Á. Cây khế cũng được trồng tại Ghana, Brasil và Guyana. Tại Hoa Kỳ nó được trồng với quy mô thương mại tại miền nam Florida và Hawaii. Việt Nam có nhiều giống khế: khế chua và khế ngọt. Các giống địa phương của ta có quả thường nhỏ. Khế chua dùng ăn như rau sống và nấu nướng. Khế ngọt ăn tươi như các loại trái cây khác, lám mứt, nước quả, … có tính nhuận trường, khích thích ăn ngon miệng và giải nhiệt. Khế giàu vitamin C (25 – 40 mg/100 g thịt quả), carotene (150 (g) và cho khoảng 25 – 35 calo/100 g phần ăn được. Ngày nay ở Malaysia, Đài Loan, Úc và Mỹ đã lai tạo nhiều giống tốt, quả to, đẹp mã, giá trị dinh dưỡng lại cao.

2 – Tiêu Chuẩn Chọn Giống:

Khế được nhân giống bằng phương pháp ghép cành, hai kiểu ghép được sử dụng là ghép đeo bầu và ghép đọt. Gốc ghép là khế ngọt Đài Loan và đọt ghép là khế B10 của Malaysia. Cây ghép sinh trưởng rất khỏe, cho hoa sau 3 tháng trồng và sẽ cho quả sau 6 tháng trồng. Sau đó cây sẽ cho liên tiếp nhiều đợt hoa và quả.

3 – Thời Vụ và Mật Độ Trồng:

Ở miền Bắc, vụ xuân là tốt nhất (tháng 2-3) và có thể là vụ thu (tháng 8-10). - Trồng thâm canh với cự ly cây cách cây 5-6m. - Trồng xen canh với các loại cây khác thì cự ly cây cách cây 7-8m

4 – Làm Đất Và Đào Hố Trồng:

- Làm đất cày bừa kĩ, nhặt sạch cỏ Đất trồng khế ngọt nên chọn loại đất tốt, giàu mùn có nguồn nước tưới. Nếu ở vùng đồi thì chọn đất trồng ở chân đồi. Đất tốt đào hố kích thước là 0,6x0,6x0,6 m. Nếu đất xấu 1,0x1,0x0,8 m.

5 – Phân Bón Lót:

Bón lót trước khi trồng, lượng phân cho một hố là: 5 – 10 kg phân hỗn hợp gồm 50 – 60% phân chuồng ủ hoai mục + 20 – 30% phân NPK + 10 – 20% xỉ than lò gạch hay xỉ than tổ ong, có thể kết hợp với lông gà, xác xúc vật (nếu có).

6 – Kỹ Thuật Trồng Cây Khế Ngọt:

Cần cắm cọc vào giữa hố để giữ cây. Cuốc một hốc giữa hố vừa với bầu khế. Đặt bầu cây giống vào rồi lấp đất bột xung quanh, nén vừa phải. Buộc cây vào cọc đã cắm sẵn, để cây không bị lay gốc khi có gió bão. Sau khi trồng cần tưới nhẹ nước, độ ẩm trong đất khoảng 60 – 80%. Khế không cần nước nhiều, nhưng cũng không được để đất quá khô. Khi cây cao độ 80 cm đến 1m, cần loại bỏ những cành tăm, khuất tán để tập trung chất dinh dưỡng cho cành ngọn và những cành lộ sáng. Cần lấy cọc chống đỡ cho cành, cây khế. Vì cành, cây khế giòn, dễ gãy (thời kỳ sắp thu hoạch trái).

7 – Kỹ Thuật Chăm Sóc Cây Khế Ngọt:

7.1 – Kỹ thuật chăm sóc định kỳ:

Tưới nước: cần cung cấp đủ nước cho cây nhất là trong mùa khô, khi trái đang lớn và lúc quả sắp chín. Phòng trừ cỏ dại: Phủ gốc chè bằng cỏ, rác, cây phân xanh... để hạn chế cỏ dại; xới phá váng sau mỗi trận mưa to. Làm cỏ vụ xuân tháng 1-2 và vụ thu tháng 8-9, xới sạch toàn bộ diện tích một lần/vụ; một năm xới gốc 2-3 lần.

7.2 – Kỹ thuật Cắt tỉa, tạo hình:

- Chú ý cắt tỉa sao cho có khung tán rộng, cành phân bố đều trong tán không cho nắng rọi vào thân chính. Khi cây lớn, cành quá dày thì nên tỉa bớt cho tán cây thông thoáng: Bỏ bớt cành già, cành mọc chen chúc, cành sâu bệnh, cành yếu... Thời gian cắt tỉa thích hợp là vào sau vụ thu hoạch quả, trước lúc ra hoa. - Cây khế to, thân dễ bị ánh nắng trực xạ làm nứt vỏ cho nên chú ý tạo tán đủ lá che phủ cho thân cây. Kinh nghiệm cho biết nêu chôn xác súc vật dưới tán cây khế cũng tạo cho chất lượng quả tốt hơn. Trong thời gian cây khế nuôi quả, không nên bón đạm mà nên bón K, tro bếp, vôi bột để cải thiện chất lượng quả. Nếu gần vườn khế ngọt có những cây khế chua thì có thể xảy ra hiện tượng thụ phấn chéo làm cho quả khế ngọt giảm chất lượng. - Tưới nước: Trong thời kỳ cây còn nhỏ cần tưới nước quanh năm nhằm cung cấp đủ nước cho các đợt lộc non hình thành và phát triển. Đặc biệt trong thời gian đầu sau khi trồng mới, việc tưới nước cần phải duy trì từ 3-4 ngày/lần. Càng về sau số lần tưới càng ít đi nhưng phải duy trì được độ ẩm thường xuyên cho diện tích đất xung quanh gốc, dùng rơm rác mục, cỏ khô tủ lại xung quanh gốc, tủ phần tán cây có bán kính 0,8-1m, và để trống phần diện tích cách gốc 20cm để hạn chế côn trùng, sâu bọ làm tổ, phá hoại gốc. - Làm cỏ: Làm cỏ cần tiến hành thường xuyên, tùy theo đặc điểm của từng vùng ta có cách thức xử lý cỏ phù hợp khác nhau, phơi khô cỏ sau đó tủ lại xung quanh gốc cây.

7.3 – Kỹ thuật Bón phân Cho Cây Khế Ngọt:

+ Trong 3 năm đầu cần cắt tỉa, tạo tán cho cây, không để cành la sát mặt đất, mỗi năm cần bón thúc cho khế 200 đến 400g NPK tổng hợp mỗi cây cùng với 5kg tro (nếu có). Sau 3 năm đó, cây cho thu quả, sau mỗi năm thu quả xong bón cho một cây 15 đến 20kg phân chuồng tốt hoai mục + 2kg vôi bột, 3 đến 4kg NPK, riêng lượng NPK nên chia ra 3 đến 4 lần cho một năm. + Mỗi năm sau đợt thu quả (cuối năm) bón cho mỗi gốc 20-30kg phân chuồng. Khi còn nhỏ bón cho mỗi cây 400-500g phân NPK (tỷ lệ là 10:12:7 hay 16:16:8). Cây bắt đầu cho quả có thể bón tăng thêm liều lượng 500-800g/cây (15:15:15). Chú ý tăng cường phân kali. + Với cây lớn cho nhiều quả bón 3-4kg phân NPK hỗn hợp/cây, chia ra 3-4 lần trong năm. Cách nhau 3-4 tháng bón một lần.

8 – Phòng Trừ Sâu Bệnh Cho Cây Khế Ngọt:

- Khế thường bị các loại sâu non (thuộc bộ cánh phấn) và ruồi đục trái phá hoại. Chúng gây hại cả hoa và trái non. Để phòng trừ có thể dùng Trebon 0,2% phun vào giai đoạn trái còn nhỏ, nếu phun vào giai đoạn trái lớn, dễ gây ngộ độc. - Hàng năm, vào mùa khô, dùng nước vôi bão hoà quét vào gốc cây để bảo vệ cây, ngăn ngừa các loài sâu đục vỏ, đục thân… xâm nhập gây hại. - Vệ sinh vườn sạch sẽ, quét dọn lá rụng, trái rụng đưa ra khỏi vườn.

9 – Thu Hoạch và Bảo Quản:

Sau khi ra hoa khoảng 100 ngày thì khế chín, tuỳ theo màu sắc quả biết được mức độ chín để thu hoạch cho phù hợp với nhu cầu thị trường. Khế là loại không chín thêm sau khi thu hoạch, do vậy không nên hái xanh. Quả khế dễ giập chỉ nên thu hoạch bằng tay, nếu trên cao thì thu hoạch bằng sào có gắn rọ ở đầu để hái.

10 – Kinh nghiệm và Thị Trường:


 CHÚC QUÝ KHÁCH CÓ MỘT VƯỜN CÂY CHO NĂNG SUẤT CAO!

15.000
Quay Lại