Cây giống Hồng Nhân hậu là một loại quả đặc sản của Lạng Sơn, bên cạnh quả na, đây là thứ trái cây mang lại ấm no, sung túc cho bà con nơi đây. Hồng Nhân hậu trồng trên núi đá tai mèo, hoặc trồng trong vườn nhà. Đất Chi Lăng có đặc tính chua, khí hậu vùng núi mát mẻ nên những cây hồng ở đây cho trái sai trĩu trịt. Tháng 8 âm lịch, khi mùa na Lạng Sơn vào chính vụ cũng là lúc hồng Nhân hậu tới mùa thu hoạch. Hồng được chở từng sọt lớn ra chợ đầu mối và được thu chọn đóng thùng về các tỉnh thành khác. Thú vị thay là trái hồng Nhân hậu đất Chi Lăng - Lạng Sơn, tên đã đẹp, ăn khi xanh thì giòn, mà khi chín vị ngọt càng khiến người ta đắm đuối. Hồng Nhân hậu quả không tròn xoe, cũng không dẹt như nhiều giống hồng nơi khác. Vỏ trái hồng khi ngả màu hơi vàng là phải thu hoạch. Hái hồng, cũng như vận chuyển cần khéo léo vì sơ sảy một chút, hồng vỡ, thế là hỏng. Người chẳng đáng một đồng, còn đòi ăn hồng một hột” - người đời xưa đã có câu ca chỉ cái quí của trái hồng ít hạt, nhưng đặc biệt hơn hồng Nhân hậu là thứ quả không hạt. Hồng ngâm nước hay ăn chín, chẳng bao giờ để lại vị chát ám ảnh khó chịu.
2 – Tiêu Chuẩn Chọn Giống:
Cây giống là cây ghép được trồng trong bầu PE hoặc ở dạng rễ trần. Tiêu chuẩn cây giống cho trồng mới TT Chỉ tiêu Loại I Loại II 1 Chiều cao cây tính từ mặt bầu hoặc mặt bầu đất (cm) > 60 50 - 60 2 Đường kính gốc ghép đo cách mặt bầu hoặc mặt bầu đất 10cm (cm) 1 – 1,2 0,8 – 1,0 3 Đường kính cành ghép đo cách vết ghép 2cm (cm) 0,8 – 1 0,6 – 0,8 4 Chiều dài cành ghép tính từ vết ghép (cm) > 45 30 – 45
3 – Thời Vụ và Mật Độ Trồng:
Thời vụ trồng: Tháng 11 sau khi rụng lá hoặc tháng 1 trước khi ra lộc.
Hàng cách hàng 5-6m, cây cách cây 4-5m. Kích thước hố càng tô, càng sâu càng tốt. Tối thiểu 80 x 80 x 80cm, vùng đồi núi tùy thuộc địa hình có thể trồng thưa hơn
4 – Làm Đất Và Đào Hố Trồng:
Phát quang: Dọn cỏ và cây bụi để cây có đủ ánh sáng sinh trưởng và phát triển.
Đào hố: Đất vườn sâu 60-70cm, rộng 70-80cm
Đất đồi sâu 80-100cm, rộng 90-100cm.
5 – Phân Bón Lót:
Xác thực vật khô (rơm, rạ, cỏ, lá cây...) và đất trộn lẫn hoặc từng lớp chồng lên nhau (xác thực vật - đất - xác thực vật - đất) chất đầy hố, cao hơn mặt đất 10 - 15cm. Khi lấp đến 1/2 hố thì trộn thêm 1kg lân, 05 kg kali, 50kg phân chuồng hoai mục. Hố phải chuẩn bị xong trước khi trồng từ 2 - 3 tháng.
6 – Kỹ Thuật Trồng Cây Hồng Nhân Hậu:
Cây ghép rễ trần tháng 12 - tháng 1, trước lập xuân, khi lá đã rụng hết, chưa bật lộc non (nếu trồng cây ghép trong bầu, có thể sớm hoặc muộn hơn) dùng cuốc hoặc thuổng moi một hố nhỏ vừa đủ, đặt bộ rễ cây hồng vào, lấp đất nhỏ bùn ao khô ải có trộn phân chuồng hoai mục, phân đều bộ rễ cho tiếp xúc với đất (không được để rễ nằm trong khoảng không của kẽ đất)
Khi trồng xong, mặt hố xung quanh gốc hồng hơi lõm xuống để giữ nước nhưng vết ghép phải luôn luôn cao hơn mặt đất 10 - 15cm.
Tủ gốc bằng các thực vật khô, cắm que cố định, cây cho cành ghép thẳng đứng, cắt ngang cành ghép cách chỗ ghép 30cm để tạo 2 - 3 cành cấp 1 cho tán cây hồng về sau. Tưới thật đẫm (40 - 50 lít nước cho một cây lần đầu sau khi trồng và tủ gốc xong). Thường xuyên giữ ẩm cho cây khi còn nhỏ bằng cách tủ gốc và tưới nhẹ.
7 – Kỹ Thuật Chăm Sóc Cây Hồng Nhân Hậu:
7.1 – Kỹ thuật chăm sóc định kỳ:
Tưới nước: cần cung cấp đủ nước cho cây nhất là trong mùa khô, khi trái đang lớn và lúc quả sắp chín.
Phòng trừ cỏ dại: Phủ gốc chè bằng cỏ, rác, cây phân xanh... để hạn chế cỏ dại; xới phá váng sau mỗi trận mưa to. Làm cỏ vụ xuân tháng 1-2 và vụ thu tháng 8-9, xới sạch toàn bộ diện tích một lần/vụ; một năm xới gốc 2-3 lần.
7.2 – Kỹ thuật Cắt tỉa, tạo hình:
Tạo hình để thân chính cao 0,8-1,0m, để 4-5 cành chính (cấp I), các cành cách nhau 50-60cm. Trên cành cấp 1 lại để 4-5 cành cấp 2, tạo cho cành phân bố đều ra các phía.
7.3 – Kỹ thuật Bón phân Cho Cây Hồng Nhân Hậu:
Cây dưới 5 tuổi: bón 0,2kg N + 0,1kg P2O5 + 0,15kg K2O cho 1 cây
Cây 6-10 tuổi sản lượng 30-50kg quả/năm: Bón 1kg N + 0,6kg P2O5 + 0,8kg K2O cho 1 cây
Cây trên 10 tuổi sản lượng 150kg quả/năm: Bón 1,3kg N + 0,8kg P2O5 + 1kg K2O cho 1 cây.
8 – Phòng Trừ Sâu Bệnh Cho Cây Hồng Nhân Hậu:
Sâu hại hồng chủ yếu là sâu ăn lá và ăn búp non. Phun trừ bằng thuốc Padan, Basudin hoặc Trebon pha 0,1% (10 - 12cc/1 bình 10 lít) phun vào chiều mát.
Bệnh hại hồng chủ yếu là bệnh đốm lá, đốm thân. Có thể phun phòng trừ bằng thuốc Kasuran (có chứa đồng) pha 0,1 - 0,12% phun, chú ý mặt dưới lá
9 – Thu Hoạch và Bảo Quản:
Tháng 8, mùa hồng, chợ lại xôn xao tiếng hỏi hồng Nhân hậu. Mua hồng Nhân hậu đã ngâm sẵn về, gọt vỏ thấy bên trong lớp quả vàng ươm như trăng rằm mời gọi. Đợi trái hồng Nhân hậu chín đỏ, mua thêm chút cốm tươi làng Vòng chấm cùng, cái dẻo của hạt cốm hòa trong cái mềm ngọt ngào của hồng, xanh đỏ hòa chung, phải chăng đó là tuyệt tác của mùa thu?