Cây giống Dâu da thái là cây ưa sáng, gỗ nhỏ, cây bản địa mọc trong rừng tự nhiên, có giá trị về gỗ, có tác dụng phòng hộ, che phủ đất. Lá đơn, chùm quả ra ở chân cành to và cả trên thân. Quả cây dâu da dùng để ăn tươi, quả được bán trên thị trường như một loại trái cây đặc sản vùng rừng núi đang được mọi người ưa thích. Đặc biệt, quả cây dâu da được nhiều hộ gia đình trưng bày trên mâm quả để thờ cúng. Cây ra hoa đậu quả hàng năm thường xuyên, ít sâu bệnh, không bị mất mùa. Trong điều kiện trồng quảng canh năng suất bình quân của cây 5 - 8 tuổi là 30 - 50 kg/cây/năm. Cây dâu da có tên khoa học là Baccaurea sapida, thuộc họ Thầu dầu hay họ Ba mãnh vỏ (Euphobiaceae), bộ Ba mãnh vỏ (Euphobiales).
2 – Tiêu Chuẩn Chọn Giống:
- Chọn cây khỏe mạnh, không sâu bệnh.
3 – Thời Vụ và Mật Độ Trồng:
- Cây dâu da thái có thể trồng được quanh năm, thời gian tốt nhất là vào đầu mùa mưa.
- Cây cách cây 5m, cây cách mép bờ ao 70-80cm.
4 – Làm Đất Và Đào Hố Trồng:
Đất thích hợp để trồng nhất là đất có 20cm đất màu phía trên, còn phía dưới là đất sét.
Sau khi xác định vị trí trồng cây, trường hợp bờ cao thì không cần đắp mô, dùng cuốc xới vòng tròn đường kính 50cm, sâu 15 cm. Sau khi xới đất xong, trộng với tro trấu và phân chuồng hoai mục.
5 – Phân Bón Lót:
Sau khi xác định vị trí trồng cây, trường hợp bờ cao thì không cần đắp mô, dùng cuốc xới vòng tròn đường kính 50cm, sâu 15 cm. Sau khi xới đất xong, trộng với tro trấu và phân chuồng hoai mục.
6 – Kỹ Thuật Trồng Cây Dâu Da Thái:
Tháo bỏ bầu cây, đặt cây con vào đúng vị trí sao cho mặt bầu cây cao hơn mặt bờ 4-5cm, lấp và ém đất xung quanh gốc. Sau đó, phủ lên mặt bầu một lớp đất mỏng 1-2 cm, cắm cọc giữ cho cây không bị gió làm lung lay.
Dùng cỏ khô phủ gốc cây mới trồng và tưới nước.
Phân bố cây đực đều trong khu vườn theo tỷ lệ 5% (cây thụ phấn nhờ gió và côn trùng). Nếu ghép thêm được nhánh đực trên cây cái càng tốt.
Sau khi trồng một tháng nhớ tháo bỏ dây băng nơi mối ghép.
Nước ngập lên xuống không làm chết cây dâu, nếu vườn có bờ sẽ dễ dàng điều chỉnh lượng nước trong mương ao tốt hơn.
7 – Kỹ Thuật Chăm Sóc Cây Dâu Da Thái:
7.1 – Kỹ thuật chăm sóc định kỳ:
Tưới nước: cần cung cấp đủ nước cho cây nhất là trong mùa khô, khi trái đang lớn và lúc quả sắp chín.
Phòng trừ cỏ dại: Phủ gốc bằng cỏ, rác, cây phân xanh... để hạn chế cỏ dại; xới phá váng sau mỗi trận mưa to. Làm cỏ vụ xuân tháng 1-2 và vụ thu tháng 8-9, xới sạch toàn bộ diện tích một lần/vụ; một năm xới gốc 2-3 lần.
7.2 – Kỹ thuật Cắt tỉa, tạo hình:
Che mát: Cây dâu lúc nhỏ rất kỵ nắng, phát triển rất tốt trong điều kiện có bóng râm. Vì vậy, sau khi trồng cần phải che mát cho cây, có thể cắm tàu dừa che tạm thời. Để tạo bóng râm lâu dài, hãy trồng 2-3 bụi sắn cách gốc dâu khoảng 70-80cm (có thể cắm sắn theo hướng mặt trời mọc và lặn). Khi thân cây sắn cao vừa tầm, bè ngọn để tạo nhánh che mát. Cây dâu 2 năm tuổi có khả năng chịu đựng được nắng.
Tưới nước: Phải tưới nước đủ trong 3 năm đầu thì cây mới chóng lớn, nếu để thiếu nước cây sẽ bị cằn cỗi và có thể chết. Với cây dâu đã trưởng thành, có thể để tự nhiên không cần tưới nước.
7.3 – Kỹ thuật Bón phân Cho Cây Dâu Da Thái:
Nên bón phân cân đối, dùng NPK (16-16-8 hoặc 20-20-15).
Năm thứ nhất: Bắt đầu từ sau khi trồng 10 ngày, ngâm tưới 10 g/cây (pha 1 thùng 50 g, tưới cho 5 cây), mỗi tháng một lần, các lần sau lượng phân tăng dần theo độ lớn của cây (đến cuối năm bón 30 g/cây).
Năm thứ hai: ngâm tưới hoặc bón 2 tháng/lần. Lượng phân 100-200 g/cây/lần.
Năm thứ ba: bón 2 hoặc 3 tháng/lần. Liều lượng 200-300 g/cây/lần.
Khi cây đã cho quả ổn định, mỗi năm bón 3 lần vào các thời kỳ: khi bắt đầu có dấu hiệu ra hoa nhiều; khi đậu trái hết rụng, trái bắt đầu lớn nhanh. Có thể bón thêm kali trước thu hoạch 1 tháng và bón tiếp sau khi thu hoạch trái.
Lượng phân bón tùy thuộc cây lớn hay nhỏ, trung bình 1kg/cây/lần bón. Liều lượng phân có thể tăng hoặc giảm tùy theo đất tốt hay xấu. Cần theo dõi sự phát triển của cây mà điều chỉnh cho phù hợp, nếu bón thêm phân chuồng càng tốt.
Bồi bùn: Trong 4 năm đầu, mỗi năm bồi gốc cho cây một lần. Sau đó, cứ 2 năm bồi bùn một lần vào khoảng tháng 11 âm lịch.
8 – Phòng Trừ Sâu Bệnh Cho Cây Dâu Da Thái:
Sâu bệnh: Dâu thường bị sâu ăn lá, sâu cuốn lá cắn phá, dùng các loại thuốc như: Cyperan, Cyper Alpha, Lannate, Decis, Fastac. . nên phun định kỳ hoặc phun ngừa khi cây ra chồi non.
Trường hợp lá dâu bị ăn thủng nhiều lỗ: do loài bọ cánh cứng ăn đêm, nên dùng các loại thuốc lưu dẫn như Regent 2 lá xanh, Azorin (xịt ban đêm càng tốt).
Trường hợp có rệp sáp: dùng Supraside. . .
Bệnh: Chủ yếu là bệnh cháy lá, đốm lá hại dâu lúc cây còn nhỏ. Bệnh thường xuất hiện trong vườn ươm khi để cây tập trung, mật độ cao, ẩm ướt, nấm phát sinh thành bệnh. Dùng các loại thuốc sau để trị bệnh: Ridomit Dacolin, Bavistin, Antracol. . .
Liều lượng thuốc phun theo hướng dẫn trên bao bì, nên phun vào sáng sớm hoặc chiều mát thì hiệu quả mới cao.