Cây Dâu Đài Loan - Trung Tâm Cây Giống Đại Học Nông Nghiệp

Cây Giống Dâu Đài Loan:


Một vài hình ảnh về Cây Dâu Đài Loan

1 – Giới Thiệu:

Cây giống Dâu Đài Loan - còn được gọi là “quả thánh trong dân gian” - là giống dâu duy nhất không có vị chua, hàm lượng đường cao, ngọt lịm, hương vị tươi mát, dinh dưỡng phong phú, màu sắc đẹp./ Dâu “khủng”, siêu ngọt, siêu dài. Cây dâu quả dài có thể ra quả ngay từ năm đầu, năm được mùa thì năng suất có thể đạt 100 kg quả trên 1 cây, mỗi chồi mới có 3 - 6 quả, bình quân quả đơn nặng 4,5 gram, dài 8 - 20 cm, đường kính 0,5 - 0,9 cm, khi chín màu đỏ hoặc đen tía, thịt quả có độ đường 22 độ. Quả dâu Đài Loan giàu chất dinh dưỡng. Hơn 2.000 năm trước đây quả dâu đã được xếp vào loại thực phẩm bổ dưỡng dành cho các vị Hoàng đế Trung Hoa. Cây dâu sinh trưởng trong môi trường tự nhiên trong sạch, không bị ô nhiễm nên gọi là loại quả sạch, thơm ngon.

2 – Tiêu Chuẩn Chọn Giống:

Giống dâu Đài Loan quả dài còn gọi là giống dâu quả siêu dài, được các nhà khoa học Đài Loan tuyển chọn trong quá trình lai tạo giống dâu quả thông thường với giống dâu quả dài dại, có tên tiếng Anh là Muberry, tên khoa học Morus macroura, thuộc chi dâu tằm (Morus), họ dâu tằm (Moracace) nguyên sản là vùng thung lũng độ cao 1.000 - 1.300 m của dãy Hymalaya hoặc rừng mưa nhiệt đới. Chọn cây khỏe mạnh, không sâu bệnh.

3 – Thời Vụ và Mật Độ Trồng:

Nên trồng dâu vào tháng 2. - Mật độ: Mật độ trồng khoảng 5.000 cây/ha (1,5 m x 1,2 m.

4 – Làm Đất Và Đào Hố Trồng:

- Làm đất: Đất trồng dâu được cày bừa kỹ rồi rạch hàng sâu 50 cm.

5 – Phân Bón Lót:

- Bón lót mỗi cây 10 kg phân chuồng và phân lân.

6 – Kỹ Thuật Trồng Cây Dâu Đài Loan:

- Trồng dâu bằng hom: Cắm hom xiên áp dụng với đất có tỉ lệ sét cao và đất ẩm, cắm hom xiên 450 cắm sâu ¾ chiều dài hom vào trong đất – ¼ hom trên mặt đất. Cắm thẳng đứng áp dụng đất đồi có độ ảm kém cắm hom thẳng đứng trong đất chiều dài hom được chôn trong đất chỉ chừa 1 mắt trên mặt đất. - Kỹ thuật trồng dâu bằng cây con: Khi đặt cây dâu không để rễ cây tiếp xúc trực tiếp với lớp phân bón ở rãnh, giữ cho rễ cây dâu con thẳng, không bị cuộn lại, lấp đất kín phần cổ rễ, nén chặt đất xung quanh gốc. Chú ý: Khi lấp đất xuống rãnh chỉ lấp 2/3 chiều sâu của rãnh, sau khi đặt cây dâu xuống rãnh giữ cho cây thẳng, lấp tiếp phần đất còn lại sao cho luống dâu cao hơn rãnh 10-15cm để khi mưa không bị đọng nước ở gốc.

7 – Kỹ Thuật Chăm Sóc Cây Dâu Đài Loan:

7.1 – Kỹ thuật chăm sóc định kỳ:

Tưới nước: cần cung cấp đủ nước cho cây nhất là trong mùa khô, khi trái đang lớn và lúc quả sắp chín. Phòng trừ cỏ dại: Phủ gốc chè bằng cỏ, rác, cây phân xanh... để hạn chế cỏ dại; xới phá váng sau mỗi trận mưa to. Làm cỏ vụ xuân tháng 1-2 và vụ thu tháng 8-9, xới sạch toàn bộ diện tích một lần/vụ; một năm xới gốc 2-3 lần.

7.2 – Kỹ thuật Cắt tỉa, tạo hình:

Vào đầu xuân trước khi nảy chồi thì cắt bằng các cành chỉ để 15 - 20 cm. Vào vụ xuân năm thứ 2 thì mỗi cây chỉ để 3 - 4 cành khỏe dưới gốc cắt cành chỉ để dài 15 - 20 cm. Đến năm thứ 3 sau khi kết thúc thu hái quả thì cắt toàn bộ cành ở phía gốc để cây mọc mầm mới, tỉa hết những cành nhỏ, cành yếu, tập trung dinh dưỡng cho cành chính.

7.3 – Kỹ thuật Bón phân Cho Cây Dâu Đài Loan:

Mỗi năm bón thúc 2 - 3 lần. Lần thứ nhất bón 15 tấn phân chuồng hoai cho 1 ha. Vào vụ thu đông ở thời kỳ ra hoa kết quả (từ tháng 2 đến tháng 3) thì bón khoảng 500 kg phân chuồng, 150 kg kali và ở nơi có điều kiện bón thêm phân trên lá KH2PO4 nồng độ 0,3% phun 10 ngày 1 lần. Vào sau lúc tỉa cây (mùa hè) lại bón thêm 25 tấn phân chuồng + 450 kg ure + 600 kg supe lân trên 1 ha. Vào cuối mùa hè (tháng 7) bón thêm 300 kg phân phức hợp, vào cuối tháng 8 lại bón thêm 250 kg phân phức hợp, đến vụ thu đông bón thêm mỗi ha 30 tấn phân chuồng.

8 – Phòng Trừ Sâu Bệnh Cho Cây Dâu Đài Loan:

Áp dụng các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp IPM 1. Biện pháp canh tác kỹ thuật: Vệ sinh đồng ruộng sạch sẽ, cắt tỉa các lá già vàng úa tiêu hủy, luân canh cây trồng khác họ, chọn giống khỏe, sức đề kháng sâu bệnh tốt, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Bón phân cân đối và hợp lý, tăng cường sử dụng phân hữu cơ sinh học, vi sinh. Chăm sóc theo yêu cầu sinh lý của cây. Kiểm tra đồng ruộng phát hiện và kịp thời có biện pháp quản lý thích hợp đối với sâu, bệnh Thực hiện ghi chép nhật ký đồng ruộng 2. Biện pháp sinh học: Hạn chế sử dụng các loại thuốc hóa học có độ độc cao để bảo vệ các loài ong ký sinh của ruồi đục lá, các loài thiên địch bắt mồi như nhện, bọ đuôi kìm…Sử dụng các chế phẩm sinh học trừ sâu bệnh 3. Biện pháp vật lý: Sử dụng bẫy màu vàng, bôi các chất bám dính: dùng nhựa thông (Colophan) nấu trộn với nhớt xe theo tỉ lệ 4/6, bẫy Pheromone dẫn dụ côn trùng Có thể sử dụng lưới ruồi cao từ 1,5-1,8m che chắn xung quanh vườn hạn chế ruồi đục lá, sâu, côn trùng gây hại bay từ vườn khác sang 4. Biện pháp hóa học: Sử dụng thuốc phải cân nhắc kỹ theo nguyên tắc 4 đúng (đúng lúc, đúng cách, đúng liều lượng, đúng thuốc) và nhớ đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc trước khi dùng. Phun khi bệnh chớm xuất hiện Chỉ sử dụng thuốc BVTV khi thật cần thiết và theo các yêu cầu sau: + Không sử dụng loại thuốc cấm sử dụng cho rau + Chọn các thuốc có hàm lượng hoạt chất thấp, ít độc hại với thiên địch, các động vật khác và con người + Ưu tiên sử dụng các thuốc sinh học (thuốc vi sinh và thảo mộc)

9 – Thu Hoạch và Bảo Quản:

Sau 6 tháng trồng cây bắt đầu ra quả Phân loại và đóng gói dâu tây theo yêu cầu của khách hàng, tốt nhất đóng dâu trong các hộp đặc biệt, tránh để các trái dâu tiếp xúc và cọ xát lẫn nhau. Trái dâu tây không bảo quản được lâu và chỉ nên bảo quản trong vài ngày, khi thu hoạch xong tốt nhất phải bảo quản và vận chuyển trong điều kiện lạnh. Trái dâu tây rất dễ bị giập nát khi thu hoạch và vận chuyển phải chú ý thao tác nhẹ nhàng, tránh giập nát.

10 – Kinh nghiệm và Thị Trường:


 CHÚC QUÝ KHÁCH CÓ MỘT VƯỜN CÂY CHO NĂNG SUẤT CAO!

50.000
Quay Lại