Cây giống chanh ngón tay - finger lime (tên khoa học là Microcitrus australasica) là một loài thực vật có hoa thuộc họ cam chanh, có nguồn gốc tại Úc. Chanh ngón tay là cây giống nhập khẩu mới được đưa về Việt Nam trong những năm gần đây. Cây chanh ngón tay có thân thẳng, nhiều gai, có thể đạt chiều cao tới 10m trong tự nhiên. Quả chanh ngón tay có hình dáng lạ, màu sắc rất bắt mắt, quả chanh thường nhỏ, mọc thành hình trụ dài khoảng 10cm, có hình dáng giống như một trái dưa leo cỡ nhỏ.
Quả chanh ngón tay có vỏ mỏng, mọng nước, nếu cắt đôi nước chanh sẽ trào ra như dung nham núi lửa vậy. Đây có thể xem là loài chanh đặc biệt bậc nhất trong họ cam chanh, khi không những có hình dáng khác biệt, mà cả những múi chanh bên trong nhìn cũng rất lạ so với các giống chanh của Việt Nam.
Đầu tiên phải kể đến là lớp vỏ, nếu như chanh thường của ta có màu xanh hoặc vàng, thì cây chanh ngón tay còn (có hơn 20 mầu khác nhau cho khách lựa chọn): đỏ hồng, đỏ đun, trắng, tím . . .
Tép của chanh ngón tay có thể tách rời như bưởi, trông giống hệt như trứng cá Hồi. Nhưng chưa hết, một trong những điểm làm nên sự khác biệt của cây chanh ngón tay là hương vị của nó.
Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, từng tép chanh mọng nước có hương vị kết hợp giữa chanh vàng và chanh thường, nếu ăn kèm hải sản tươi sống như sushi và sashimi thì quá tuyệt vời. Chính vì vậy mà chanh ngón tay là loại chanh đắt nhất thế giới, với giá 3,5 triệu đồng/1 kg mà vẫn không có để mua…
Chanh ngón tay sinh trưởng và phát triển rất tốt ở Thái Lan, về Việt Nam trồng cũng khá ổn vì khí hậu hai nước khá tương đồng. Ngoài ra, Giống chanh ngón tay nhập về Việt Nam có chiều cao 25- 30cm, bắt đầu có nụ. Loại cây có thể sinh trưởng và phát triển tốt khi trồng trong chậu cảnh hoặc ở sân vườn với nhiệt độ thích hợp là 20 đến 25 độ C.
2 – Tiêu Chuẩn Chọn Giống:
Cây ghép mắt chiều cao mắt ghép từ 50-70 cm, chiều cao gốc ghép 20 cm. đường kính bầu 15 cm. Cây giống khỏe mạnh không sâu bệnh
3 – Thời Vụ và Mật Độ Trồng:
Thời vụ trồng tốt nhất là vào mùa mưa để cây phát triển tốt và đỡ công tưới ban đầu
- Miền Bắc trồng vào 2 vụ chính vụ xuân và vụ thu.
- Miền Trung và miền Nam có thể trồng vào mùa xuân, cuối mùa khô, đầu mùa mưa.
Khi trồng thuần chanh thì cây cách cây là 2,5 x2,5m, khi trồng xen canh với các cây rau màu thường là 3,5m x 3-4m. Như vậy khi trồng thuần thì mật độ là 1.600 cây/ha. Trồng xen mật độ là 900 cây/ha. Nếu vùng đất thấp phải có đê bao khép kín, có hệ thống thủy lợi tưới tiêu hoàn chỉnh, đắp mô cao 0,5-0,6m, rộng 0,8-1m. Nếu vùng đất cao mặt đất bằng phẳng đắp mô cao 0,3-0,8m, rộng 0,8-1m.
4 – Làm Đất Và Đào Hố Trồng:
Chanh có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau, nhưng tốt nhất là đất thịt tơi xốp và nhiều mùn. Độ pH thích hợp từ 5 – 8, chanh không chịu úng nước và mặn do đó cần đào kênh hoặc lên luống cao để thoát nước.
Hố được đào trước trồng 1-2 tháng, Kích thước hố trồng 0,6 x 0,6 x 0,6m với vùng đất thấp hố đào sâu 30-40cm, đất đồi đào sâu 60-80cm.
5 – Phân Bón Lót:
Bón lót phân chuống vào hố trước : Phân chuồng hoai mục: 20-30 kg; phân lân 0,5 kg; kali 0,1kg; vôi bột 1 – 1,5 kg.Trộn đều lượng phân với đất, dùng cuốc phá thành hố sau đó rải vôi lên mặt hố và lấp đất mỏng. Tiếp đó bơm nước vào đầy hố, khoảng 10-15 ngày sau là trồng được.
6 – Kỹ Thuật Trồng Cây Chanh Ngón Tay:
Hố phải đào trước khi trồng khoảng 1 tháng, Trộn đều toàn bộ lượng phân ở trên với lớp đất trên mặt, sau đó cho xuống đáy hố, tiếp theo lấp đất thành ụ cao so với mặt hố 15 – 20 cm. Vét một hố nhỏ đặt bầu rồi lấp đất cho chặt. Sau đó cắm cọc chéo chữ X vào cây và buộc để tránh làm lay gốc làm chết cây chết cây. Sau đó dùng mùn rác, cỏ khô phủ kín gốc rồi tưới đẫm nước cho cây tối thiểu 1lần/1ngày đến khi cây hồi phục sinh trưởng. Sau đó tuỳ điều kiện sinh trưởng và thời tiết để tưới (đặc biệt chú ý trong 30 ngày đầu tiên sau trồng).
7 – Kỹ Thuật Chăm Sóc Cây Chanh Ngón Tay:
7.1 – Kỹ thuật chăm sóc định kỳ:
Tưới nước: cần cung cấp đủ nước cho cây nhất là trong mùa khô, khi trái đang lớn và lúc quả sắp chín.
Phòng trừ cỏ dại: Phủ gốc chè bằng cỏ, rác, cây phân xanh... để hạn chế cỏ dại; xới phá váng sau mỗi trận mưa to. Làm cỏ vụ xuân tháng 1-2 và vụ thu tháng 8-9, xới sạch toàn bộ diện tích một lần/vụ; một năm xới gốc 2-3 lần.
7.2 – Kỹ thuật Cắt tỉa, tạo hình:
Hạn chế cành vượt, loại bỏ những cành già cỗi sâu bệnh, giúp cây thông tháng, có dáng đẹp, tăng khả năng quang hợp và cây phát triển cân đối đủ sức mang trái. Vào thời kỳ bón thúc cho cây nên cho thêm đất mới vào tán cây dầy 2-3cm cùng kết hợp việc bán phân hữu cơ hoai hay phân hóa học.
Việc tạo quả trái vụ tương đối khó khăn và mất nhiều thời gian nhưng cũng không thể không làm được. Bạn hãy ngưng tưới nước, tưới phân, hạn chế nguồn cung cấp dinh dưỡng cho cây khoảng 3 - 4 tuần, sau đó bón phân và tưới nước trở lại, cây sẽ cảm ứng và cho hoa quả sớm hơn thường lệ.
7.3 – Kỹ thuật Bón phân Cho Cây Chanh Ngón Tay:
Để cho cây sinh trưởng và phát triển tốt bạn cần cung cấp đủ chất dinh dưỡng bằng cách bón lót từ 20 đến 25kg phân chuồng hoai + 1 đến 2kg supe lân + 100g ure + 100g kali hoặc 2kg phân NPK (5 - 10 - 3 - 8)/hố, dùng cuốc trộn đều phân với đất, lấp cho gần đầy hố. Bón phân trước khi trồng từ 30 ngày trở ra.
- Bón phân thúc: Thay đổi tùy theo tính chất đất, năng suất…
* Bón 20-30 kg phân chuồng + 1- 2 kg tro/hốc/ năm (bón 1-2 lần/năm). Riêng phân hóa học được sử dụng bình quân như sau (cho mỗi cây):
* Năm thứ nhất: 0,5-1,0kg sulfat đạm (nếu dùng urê bón 0,25-0,5kg) + 0,3-0,5kg NPK (16-16-8)
* Năm thứ hai: 1,0-2,0kg sulfat đạm (nếu dùng urê bón 0,5-1,0kg) + 0,3-0,5kg NPK (16-16-8).
* Năm thứ ba trở đi: 2,0-2,4kg sulfat đạm (nếu dùng urê bón 1,0-1,2kg) + 0,5kg NPK (16-16-8) + 1 kg vôi. Do thu quả rải rác nên chia phân ra bón từ 4 – 5 lần/ năm.
8 – Phòng Trừ Sâu Bệnh Cho Cây Chanh Ngón Tay:
- Sâu vẽ bùa: Gây hại thường xuy ên vào giai đo ạn ra lá non, dùng thu ốc có tính nội hấp như: Sevin 80WP, Padan 95SP, Cymbush, Lannate ...
- Rầy chổng cánh: Là đ ối tượng trung gian truyền bệnh vàng lá Greening, sử dụng thu ốc Applaud MIPC 25%, BTN, Admire 50ND, Bassan 50ND, Trebon 10ND ...
- Rầy mềm: Chích hút nhựa trên chồi non hay mặt dưới lá non sử dụng thuốc: Bassan 50ND, Supracide 40EC, Polytrin 40EC, Trebon 10ND...
- Nhện đỏ : Ấu trùng và thành trùng đều gây hại s ử dụng thuốc: Confidor, Kelthane, Danitol...
- Bệnh loét, ghẻ: B ệnh gây hại nặng v ào mùa mưa, sử dụng thuốc gốc đồng để phòng trị như: Copper Zin, Copper B, Zineb 80 BHN, Kasuran, Bordeux...
- Bệnh thối gốc - ch ảy nhựa: Bệnh gây hại nhiều ở thân rễ, sử d ụng thuốc để phòng trị như: Captan 75 BHN, aliett 80 BHN, Copper Zine...
- Bệnh vàng lá gân xanh : Để hạn chế bệnh nên trồng xen ổi với mật độ 2 hàng cam 1 hàng ổi
9 – Thu Hoạch và Bảo Quản:
Cây Chanh từ khi ra hoa đến thu hoạch khoảng 3 -4 tháng, tùy theo giống, tuổi cây, tình trạng sinh trưởng…,nên thu hoạch vào lúc tr ời mát, không nên thu quả sau cơn mưa hoặc có sương mù nhiều vì qu ả dễ bị ẩm thối khi tồn trữ.
Sau khi thu hoạch để chanh ở khu vực thoáng mát, cách mặt sàn 10-15cm. Có thể dùng các loại hóa chất bảo quản để chanh được tươi lâu.
10 – Kinh nghiệm và Thị Trường:
Nhờ hình dáng kỳ lạ và mùi vị thơm, chanh ngón tay trở thành loại chanh đắt nhất thế giới với giá ít nhất 280 USD/kg, đắt gấp 100 lần so với quả chanh thường song giới nhà giàu Việt vẫn tranh nhau đặt mua từ quả cho đến cây chanh ngón tay đặc biệt này.