Cây giống Chanh đào của Trung tâm bán ở đây là cây ghép đảm bảo cho quả sớm sau 12 tháng trồng. Chanh đào là một vị thuốc được sử dụng rộng rãi trong dân gian. Các bộ phận trong cây chanh được dùng làm thuốc là quả, lá và rễ. Theo y học cổ truyền, quả chanh có vị chua, tính bình có tác dụng sinh tân, kiện vị, hòa đàm chỉ khải (long đờm, cầm ho), khứ thử (chống nắng nóng). Lá chanh vị ngọt, tính ôn, có tác dụng hòa đàm chỉ khái, hành khí (làm thông hơi) khai vị. Rễ chanh vị đắng, tính ôn, có tác dụng chỉ khái, bình xuyên (cầm ho, hen), hành khí. Đặc biệt chanh đào khi được ngâm cùng mật ong và đường phèn là một bài thuốc chữa ho gió, tiêu đờm rất tốt mà lại an toàn cho trẻ em. Có lợi thế về đầu ra, chanh đào hiên đang được trồng phổ biến ở các vùng quê đem lại hiệu quả kinh tế cao thay thế cho cây lúa truyền thống.
2 – Tiêu Chuẩn Chọn Giống:
Cây ghép mắt chiều cao mắt ghép từ 50-70 cm, chiều cao gốc ghép 20 cm. đường kính bầu 15 cm. Cây giống khỏe mạnh không sâu bệnh
3 – Thời Vụ và Mật Độ Trồng:
Chanh đào trồng thích hợp nhất vào 2 vụ mùa trong năm đó là::
Mùa Xuân hè; có nơi người dân trồng vào đầu mùa mưa .
- Trồng chanh đào các cây cách nhau 3m, hàng cách hàng 4m.
- Kích thước hốc trồng 0,6 x 0,6 x 0,6m.
- Nếu vùng đất thấp phải có đê bao khép kín, có hệ thống thủy lợi tưới tiêu hoàn chỉnh, đắp mô cao 0,5-0,6m, rộng 0,8-1m.
- Nếu vùng đất cao mặt đất bằng phẳng đắp mô cao 0,3-0,8m, rộng 0,8-1m, mặt đất nghiêng
4 – Làm Đất Và Đào Hố Trồng:
- Làm đất cày bừa kĩ, nhặt sạch cỏ
- Lên luống cách nhau 3m có hình mui luyện, rãnh rộng 30 - 40cm, sâu 20cm, tâm luống cao 30 - 40cm so với đáy rãnh.
- Đào hố đắp ụ:
+ Đào hố nơi đất xấu có kích thước: 80x80x60cm(rộng,dài,sâu)
+ Đào hố nơi đất tốt: 60x60x50cm
Nơi chân đất thấp thì phải đắp ụ, ụ cao từ 50 - 60cm, đường kính ụ rộng từ 0,8 - 1m
5 – Phân Bón Lót:
- Phân chuồng hoai mục: 20-30kg(40kg)
- Super lân: 1kg
- Vôi bột: Tùy theo pH của đất để xác định lượng vôi bột cần bón. Bà con nên xác định pH trước khi quyết định bón vôi. Thông thường nếu pH<5 hoặc 5,5 thì bón 20-25kg vôi bột/sào Bắc bộ, bón trước hoặc sau các loại phân bón khác khoảng 15-20 ngày.
6 – Kỹ Thuật Trồng Cây Chanh Đào:
Hố phải đào trước khi trồng khoảng 1 tháng, Trộn đều toàn bộ lượng phân ở trên với lớp đất trên mặt, sau đó cho xuống đáy hố, tiếp theo lấp đất thành ụ cao so với mặt hố 15 – 20 cm. Vét một hố nhỏ đặt bầu rồi lấp đất cho chặt. Sau đó cắm cọc chéo chữ X vào cây và buộc để tránh làm lay gốc làm chết cây chết cây. Sau đó dùng mùn rác, cỏ khô phủ kín gốc rồi tưới đẫm nước cho cây tối thiểu 1lần/1ngày đến khi cây hồi phục sinh trưởng. Sau đó tuỳ điều kiện sinh trưởng và thời tiết để tưới (đặc biệt chú ý trong 30 ngày đầu tiên sau trồng).
7 – Kỹ Thuật Chăm Sóc Cây Chanh Đào:
7.1 – Kỹ thuật chăm sóc định kỳ:
Tưới nước: cần cung cấp đủ nước cho cây nhất là trong mùa khô, khi trái đang lớn và lúc quả sắp chín.
Phòng trừ cỏ dại: Phủ gốc chè bằng cỏ, rác, cây phân xanh... để hạn chế cỏ dại; xới phá váng sau mỗi trận mưa to. Làm cỏ vụ xuân tháng 1-2 và vụ thu tháng 8-9, xới sạch toàn bộ diện tích một lần/vụ; một năm xới gốc 2-3 lần.
7.2 – Kỹ thuật Cắt tỉa, tạo hình:
Hạn chế cành vượt, loại bỏ những cành già cỗi sâu bệnh, giúp cây thông tháng, có dáng đẹp, tăng khả năng quang hợp và cây phát triển cân đối đủ sức mang trái. Vào thời kỳ bón thúc cho cây nên cho thêm đất mới vào tán cây dầy 2-3cm cùng kết hợp việc bán phân hữu cơ hoai hay phân hóa học.
7.3 – Kỹ thuật Bón phân Cho Cây Chanh Đào:
- Phân hữu cơ hoai: 10-15 kg/năm. - Phân hóa học: + Cây mới trồng đến 1 năm tuổi bón: 0,5kg Urê+1kg Super lân+0,2kg KCl, chia ra 4-5 lần bón/năm. + Cây thời kỳ kinh doanh sử dụng phân: 0,5-2kg Urê+1,5 4kg Super lân + 0,3kg KCl, chia ra các lần bón như sau: Sau khi thu hoạch trái bón: 2/3 phân Lân và toàn bộ phân hữu cơ Chuẩn bị xiếc nước bón 1/3 phân lân+1/4 phân Urê+1/3 KCl. Các giai đoạn nuôi trái bón 1/4 phân urê.
8 – Phòng Trừ Sâu Bệnh Cho Cây Chanh Đào:
Chanh đào thuộc họ cam chanh bưởi. Cũng giống như chanh bốn mùa, bưởi da xanh, chanh đào có một số bệnh thường gặp như sau :
1. Sâu vẽ bùa: gây hại thường xuyên cho cây có múi vào giai đoạn ra lá non, dùng thuốc có tính nội hấp như: Sevin 80WP, Padan 95SP, Cymbush, Lannate ...
2. Rầy chổng cánh: là đối tượng trung gian truyền bệnh vàng lá Greening, sử dụng thuốc Applaud MIPC 25%, BTN, Admire 50ND, Bassan 50ND, Trebon 10ND ...
3. Rầy mềm: chích hút nhựa trên chồi non hay mặt dưới lá non sử dụng thuốc: Bassan 50ND, Supracide 40EC, Polytrin 40EC, Trebon 10ND ...
4. Nhện đỏ: ấu trùng và thành trùng đều gây hại sử dụng thuốc: Confidor, Kelthane, Danitol...
5. Bệnh loét, ghẻ: bệnh gây hại nặng vào mùa mưa, sử dụng thuốc gốc đồng để phòng trị như: Copper Zin, Copper B, Zineb 80 BHN, Kasuran, Bordeux...
6. Bệnh thối gốc-chảy nhựa: bệnh gây hại nhiều ở thân rể, sử dụng thuốc để phòng trị như: Captan 75 BHN, aliett 80 BHN, Copper Zine ...
7. Bệnh vàng lá gân xanh: ở đồng bằng sông Cửu Long chưa phát hiện bệnh này, tuy nhiên vấn đề diệt trừ rầy chổng cánh tác nhân lan truyền bệnh vàng lá gân xanh là rất quan trọng.
9 – Thu Hoạch và Bảo Quản:
- Chanh đào thu hoạch vào khoảng tháng 8-9 hàng năm, Khi quả chanh bắt đầu ngả sang màu phấn hồng, là có thể thu hoạch ngay.
- Sau khi thu hoạch để tranh vào khu vực mát thoáng gió tránh tiếp xúc ánh sáng trực tiếp.
- Quả chanh vận chuyển đi xa cần đóng trong thùng xốp cẩn thận tránh bị dập nát thối hỏng
- Sau khi thu hoạch cần cắt tỉa lại cây chanh, tỉa cành, đánh gốc và rắc vôi bột vào xung quanh rễ đê tiêu diệt mầm bệnh còn xót lại trong đất và chuẩn bị cho vụ mùa mới.