Cây Mai Vàng - Trung Tâm Cây Giống Đại Học Nông Nghiệp

Cây Giống Mai Vàng:


Một vài hình ảnh về Cây Mai Vàng

1 – Giới Thiệu:

Cây giống Mai Vàng là cây lâu năm, có thể sống trên một trăm năm, gốc to rễ lồi lõm, thân xù xì, cành nhánh nhiều, lá mọc xen. Hoa mai vàng nở thắm tươi vào mỗi độ xuân về vì vậy nó tượng trưng cho mùa xuân. Cây mai vàng thích nghi với vùng có khí hậu nóng ẩm hơn là vùng có khí hậu rét lạnh và có mùa mưa bão kéo dài. Như tại nước ta, cây mai vàng chỉ sinh trưởng tốt và ra hoa đúng mùa (vào dịp tết Nguyên đán) nếu trồng ở miền Nam. Nói đúng ra là từ Nha Trang trở vào. Còn nếu đem trồng ở các tỉnh thuộc miền Bắc Trung Bộ và Bắc Bộ, vùng có nhiều mưa lũ và mùa lạnh rét kéo dài thì tuy cây mai vẫn sống, nhưng đay phần sinh trưởng không tốt, lại thường ra hoa trái mùa. Vì vậy chúng ta mới không ngạc nhiên khi biết đa số những cây mai đẹp mà người dân các tỉnh miền Bắc mua chưng cúng trong ba ngày tết Nguyên đán là mai từ miền Nam chở ra. Vì hằng năm, thường vào tháng cuối năm Âm lịch, nhiều thương lái hoa kiểng ngoài Bắc đã có mặt tại các vườn mai nổi tiếng ở Thu Đức, Gò Váp, Long An, Tiền Giang... tìm mua với số lượng nhiều rồi dùng xe tải chở về bán lại. Điều này cũng giống như trong Nam vẫn có nhiều hoa đào của miền Bắc để chưng tết vậy.

2 – Tiêu Chuẩn Chọn Giống:

Chọn cây khỏe mạnh không sâu bệnh

3 – Thời Vụ và Mật Độ Trồng:

Trồng vào mùa xuân hoặc đầu mùa mưa.

4 – Làm Đất Và Đào Hố Trồng:

Cây mai vàng không quá kén đất trồng. các loại đất thịt, đất cát pha, đất đỏ bazan, đất sét pha và đất phù sa đều trồng mai được, miễn là đất đó không quá nghèo nàn chất dinh dưỡng đến nỗi các cây cỏ khác không sống được. Khu đất trồng mai đòi hỏi phải có nắng, không bị che rợp và phải cao ráo không bị úng ngập do mưa lũ hay triều cường. Nói cách khác, đất trồng mai đòi hỏi phải có tầng mặt đất dày, kỵ đất có mạch nước ngầm quá cao. Vì như quý vị đã biết, rễ cái (rễ chuột) của cây mai vàng khá dài, chĩa thẳng sâu vào lòng đât để hút dưỡng chất lên nuôi cây, nhờ đó cây mai mới sinh trưởng tốt và phát triển mạnh. Nếu rễ cái mà gặp mặt nước ngầm dâng cao thì dễ bị thối khiến cây sống ương yếu và chết dần.... Vì vậy, ngay từ xa xưa, ông bà mình đã có kinh nghiệm chỉ trồng mai trên những cuộc đất cao ráo như đất gò, đất đồi, và tránh trồng ở các vùng đất trũng thấp, thường bị ngập úng trong mùa mưa lũ và cả triều cường. Cái dở của cây mai vàng là nếu bị nước ngập phủ gốc một hai ngày thì cả bộ rễ của cây sẽ bị hư thối dẫn đến tán lá trên cây trở nên vàng úa, và cây chết đứng, không cách nào cứu chữa được! Ở vùng đất trũng thấp phải lên liếp cao mới trồng mai được. Chiều cao của liếp cần cao thấp bao nhiêu là còn phụ thuộc vào cuộc đất trồng có tầng đất mặt mỏng hay dày bao nhiêu.

5 – Phân Bón Lót:

Bón mỗi hố 20 kg phân chuồng hoai + 0,2 kg lân super + 0,1 kg Kali clorua, trộn đều với đất và lấp đầy hố, sau 30 ngày tiến hành trồng.

6 – Kỹ Thuật Trồng Cây Mai Vàng:

Nếu vườn rộng, cần trồng với số lượng hàng ngàn cây thì phải tạo nhiều liếp. Chiều dài của mỗi liếp có độ dài ngắn bao nhiêu là tùy vào cuộc đất hoặc tùy vào ý thích của người trồng. Còn chiều ngang của mỗi liếp cần rộng 1m-1,2m đủ chỗ trồng vài hàng mai nhỏ, và từ 1,2-1,5m đủ chỗ trồng hai hàng mai lớn. Giữa hai liếp mai gần nhau cần có một lối đi đủ rộng từ 0,5-0,8m để người trồng có chỗ tới lui khi tưới bón và chăm sóc vườn mai. Ngoài ra, trong vườn mai dù có liếp đủ cao nhưng cũng cần đào nhiều mương rãnh để vừa làm nơi trữ nguồn nước tưới cây, lại vừa là hệ thống thoát nước hữu hiệu ra sông suối khi vườn có nguy cơ úng ngập bởi mưa lũ và triều cường. Ở vùng đất trũng thấp, nếu không lên liếp hoặc đắp mô cao mà trồng (trồng số lượng ít) thì ta có thể trồng mai trong chậu kiểng. Tuy có tốn kém tiền mua chậu nhưng trồng theo cách này lại tiện lợi. Trong mùa mưa lũ ta chỉ cần kê chậu lên cao là mai sẽ tránh được úng ngập.

7 – Kỹ Thuật Chăm Sóc Cây Mai Vàng:

7.1 – Kỹ thuật chăm sóc định kỳ:

Mai thuộc loại dễ trồng và cũng dễ chăm sóc. Người ta thường trồng mai bằng cách chọn những hạt mai chín mẩy,ngâm nước rồi đem gieo vào đất ẩm(có thể gieo trong chậu hoặc ngoài vườn). Nó ưa đất ẩm và ánh sáng nhưng không chịu được úng. Vì vậy, cần trồng cây mai nơi cao ráo và phải thường xuyên tưới nước cho cây. Nếu trồng trong chậu thì cần chú ý bón phân và thay đất hàng năm. Để có một chậu hoa đẹp, ta nên thường chú ý cắt nhánh, uốn cành, tạo thế để có được những chậu mai có hình dạng độc đáo, mang ý nghĩa sâu sắc,đậm chất triết lý Á Đông. Để mai ra hoa đúng mồng 1 Tết, người trồng mai thường phải chú ý trút lá và canh thời tiết. Năm nào thời tiết nắng ấm thì trút lá trước Tết khoảng hai mươi lăm ngày.

7.2 – Kỹ thuật Cắt tỉa, tạo hình:

7.3 – Kỹ thuật Bón phân Cho Cây Mai Vàng:

8 – Phòng Trừ Sâu Bệnh Cho Cây Mai Vàng:

9 – Thu Hoạch và Bảo Quản:

10 – Kinh nghiệm và Thị Trường:


 CHÚC QUÝ KHÁCH CÓ MỘT VƯỜN CÂY CHO NĂNG SUẤT CAO!

10.000
Quay Lại