Cây Chùm Ngây - Trung Tâm Cây Giống Đại Học Nông Nghiệp

Cây Giống Chùm Ngây:


Một vài hình ảnh về Cây Chùm Ngây

1 – Giới Thiệu:

Cây Chùm Ngây có tên khoa học là Moringa là loại cây chứa nhiều thành phần dưỡng chất tốt cho sức khỏe, thời gian gần đây loại thực phẩm này rất được nhiều người quan tâm vì có nhiều giá trị chữa bệnh. Cây Chùm Ngây có xuất xứ từ vùng Nam Á tuy xuất hiện ở Việt Nam khá lâu nhưng không ai biếɴ giá trị. Cây Chùm Ngây còn có tên là cây thần diệu hay cây vạn năng, cây xuất hiện nhiều ở miền trung, nhiều người đã biết sử dụng lá của loại cây này như một loại rau dùng nấu canh hàng ngày nhưng lại không biết gɩá trị dinh dưỡng rất cao có trong lá, thân và rễ của Chùm Ngây. Các bộ phân của cây Chùm Ngây chứa giá trị dinh dưỡng rất cao bao gồm cả lá, thân, rễ và hạt, cây Chùm Ngây chứa nhiều chất đạm va các vitamin thiết yếu, beta – caroteɮe nhiều loại acid amin, các hợp chất phenol đặc biệt hàm lượng can xi cao gấp 4 lần sữa, vitamin A cao hơn cà rốt 4 lần và vitamin C gấp 7 lần quả cam và rât nhiều axit amin thiết yếu cho cơ thể .

2 – Tiêu Chuẩn Chọn Giống:

Cây giống có thể trồng bằng hạt hay bằng cách cắm cành xuống đất, nhưng cách tốt nhất trồng bằng hạt để cây con có rễ vững chắc, ít tốn phân bón và công chăm sóc. Chặt cành non bằng gốc, bằng ngọn không được chặt xéo, đường kính 1 tấc, mỗi cành dài 1m2. Chôn sâu cành 3 tấc phần gốc, dùng bàn chân đạp chặt xung quanh gốc cho vững chãi, ngọn hướng lên trên, tưới nước vừa phải. Sau 20 ngày cành sẽ đâm tược.

3 – Thời Vụ và Mật Độ Trồng:

Cây chùm ngây có thể trồng quanh năm. Ở những vùng thiếu nước thì nên trồng vào đầu mùa mưa (tháng 4 – 5). * Trồng để lấy rau - Mật độ 1 x 1,5m (cây cách cây 1m, hàng cách hàng 1,5m). * Trồng để làm dược liệu - Mật độ 3 x 3m (cây cách cây 3m, hàng cách hàng 3m), trồng theo nanh sấu.

4 – Làm Đất Và Đào Hố Trồng:

Hầu hết loài cây này đều được bà con khai thác trồng trên đất rừng được cày bừa kỹ trong mùa nắng, phơi đất, trừ cỏ dại. Nếu người trồng không cày bừa, làm cỏ kỹ, sau này chi phí diệt cỏ và sâu rầy sẽ rất cao. * Trồng để lấy rau: Lên luống rộng 1,2-1,5m; cao 20-30cm. Đào hố theo quy cách: 30x30x30cm. Cho phân hữu cơ hoặc phân chuồng ủ hoai đã được khử bệnh vào hố. Trung bình cho 2-3 kg phân hữu cơ xuống hố rồi lấp đất lên trên. * Trồng để làm dược liệu: Lên luống rộng 1,2-1,5m; cao 20-30cm. Đào hố theo quy cách 40x40x40 cm, đào trước 30 ngày. Cho phân hữu cơ hoặc phân chuồng ủ hoai đã được khử bệnh vào hố. Trung bình cho 3-4 kg phân hữu cơ xuống hố rồi lấp đất lên trên.

5 – Phân Bón Lót:

Thông thường nên dùng phân ủ hoai đã khử bệnh. Bón lót phân chuồng khoảng (10 kg + 0.5 Super Lân)/50cây.

6 – Kỹ Thuật Trồng Cây Chùm Ngây:

Dùng cuốc xới đều dưới hố, xé túi bầu đặt cây ngay trung tâm hố, cây phải thẳng đứng, lấp hố ép đất xung quanh. Lấp theo hình nón úp đề cây không bị úng nước về mùa mưa.

7 – Kỹ Thuật Chăm Sóc Cây Chùm Ngây:

7.1 – Kỹ thuật chăm sóc định kỳ:

Tưới nước: cần cung cấp đủ nước cho cây nhất là trong mùa khô, khi trái đang lớn và lúc quả sắp chín. Phòng trừ cỏ dại: Phủ gốc chè bằng cỏ, rác, cây phân xanh... để hạn chế cỏ dại; xới phá váng sau mỗi trận mưa to. Làm cỏ vụ xuân tháng 1-2 và vụ thu tháng 8-9, xới sạch toàn bộ diện tích một lần/vụ; một năm xới gốc 2-3 lần.

7.2 – Kỹ thuật Cắt tỉa, tạo hình:

Khi cây cao khoảng trên 1m thì cắt đọt, cây sẽ ra nhiều nhánh và tiếp tục cắt nhánh thì cây lại ra theo cấp số nhân, ta sẽ thu hoạch được lượng rau nhiều.

7.3 – Kỹ thuật Bón phân Cho Cây Chùm Ngây:

Phân bón: tùy theo vào hàm lượng dinh dưỡng của đất, tuổi của cây và sản lượng của cây Bón thúc: đào rãnh xung quanh gốc cây, sâu 15-20cm, rộng 20-25cm, bón phân xuống rồi lấp đất và tưới nước. Ngoài ra cần sử dụng phân bón lá để bổ sung dinh dưỡng cho cây. Lưu ý: Nên bón phân sau khi thu hoạch.

8 – Phòng Trừ Sâu Bệnh Cho Cây Chùm Ngây:

- Kiến: Cắn, đục khoét làm hư Hạt giống, các cành non. Phòng trừ dùng Basudin ( Diazinon) 10H, Padan 4G, 10G trộn đền cát 2/1000 rải đều quanh gốc hoặc những nơi chúng làm tổ. Khi tấn công vào các tổ kiến dùng Bi 58, Diazinon … - Sâu bệnh hại: thường gặp là Ruồi đục quả Gitona spp., các loài bọ cánh cứng hại lá cây con và cây chồi giâm hom như: Mylloceus discolor, M. viridanus, Ptochus ovulum, thực vật ký sinh Dendrophthoe flacata và các nấm hại bao gồm: Cercospora moringicola, Sphaceloma morindae, Puccinia moringae, Oidium sp., Polyporus gilvus. Dùng các loại thuốc theo danh mục cho phép của Bộ y tế.

9 – Thu Hoạch và Bảo Quản:

Thu hoạch lá: Cây 3 tháng tuổi đã bắt đầu cho thu hoạch, cây cao 60cm bắt đầu cắt ngọn và mỗi tháng tiến hành tỉa cành thúc đẩy cây đâm chồi, chăm sóc bón phân, sau 6 tháng tuổi, cây cao khoảng 2 mét, là thời gian bắt đầu thu hoạch chính, trung bình cây đã có thể cho 600g lá tươi /cây /tháng. Thời gian thu hoạch lá 3 – 5 năm từ khi trồng. - Thu củ và quả: Cây 5 năm tuổi sẽ có thể thu hoạch củ, mỗi cây cho từ 3 – 10kg củ lớn với giá trị cao làm dược liệu. Quả già có thể phơi khô làm giống hoặc lấy hạt rang ăn như lạc cũng rất tốt. Chùm ngây là loại hạt có dầu nên cần bảo quản cẩn thận thì mới đảm bảo được khả năng nãy mầm của hạt. Khi loại bỏ các tạp chất xấu của hạt như hạt lép, hạt nhỏ, hạt sâu…ta cho vào bịch bảo quản. Bảo quản ở nhiệt độ khoảng 100C. Sử dụng hạt để gieo trong năm thì khả năng nảy mầm của hạt sẽ cao hơn 75%, còn để sang năm sau thì khả năng nảy mầm chỉ còn khoảng 20-30%.

10 – Kinh nghiệm và Thị Trường:

Hiện nay giá bán rau Chùm ngây tươi tại một số siêu thị ở TP. Hồ Chí Minh từ 70.000-80.000 đồng/kg. Bên cạnh đó, sản phẩm khô từ lá và thân Chùm ngây cũng được bán với giá từ 120.000-150.000 đồng/kg.

 CHÚC QUÝ KHÁCH CÓ MỘT VƯỜN CÂY CHO NĂNG SUẤT CAO!

5.000
Quay Lại