Cây Chà Là Ấn Độ - Trung Tâm Cây Giống Đại Học Nông Nghiệp

Cây Giống Chà Là Ấn Độ:


Một vài hình ảnh về Cây Chà Là Ấn Độ

1 – Giới Thiệu:

Cây Giống Chà Là Ấn Độ là loài cây biểu trưng cho vùng nhiệt đới có ưu điểm như cây khỏe mạnh, thân to, tán lá đẹp, có hoa thơm và quả nhỏ có thể ăn được nên thường được sử dụng nhiều trong trang trí cảnh quan. Cây chà là là giống cây trồng thân cứng thuộc họ cau sống ở khu vực nhiệt đới, cao từ 1,5 – 3 mét. Thân cây cứng có bề ngoài khác lạ so với các loại cây khác vì được bọc ngoài bởi những chiếc lá tởi và rất cứng, tán lá thiết kế và sắp xếp tương tự như dừa, cau nhưng thay vì cành và lá mềm dài như dừa thì lá của cây chà là cứng, nhọn và nhỏ. Cây có quả, quả thường có vào tháng Tư , quả có hình bầu dục với vẻ bề mộng nước rất ngọt có thể ăn được. Quả dài từ 3 – 7 cm, trong có hạt và người ta thường nhân giống cây chà bằng hạt hoặc có thể giâm cành. Loại cây này rất thích hợp để tạo cảnh quan trong các khu đô thị; khu sinh thái, khu du lịch hoặc trong khuôn viên nhà ở, khách sạn, nhà hàng… Chà Là có thể trồng ở hai bên lối đi, tăng thêm giá trị thẩm mỹ cho công trình. Bạn cũng có thể trồng Chà Là trong chậu để trang trí không gian nội thất. Trong quả Chà Là chứa nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu, đặc biệt là chất Kali có lợi cho sức khỏe. Hàm lượng đường trong quả chà là chín đạt khoảng 80%, 20% còn lại là protein, chất xơ và các chất vi lượng như Cu, Flo, Magie, kẽm, …Loại quả này có thể ăn tươi hoặc sấy khô để làm mứt. Ngoài ra, quả Chà Là cũng có thể chế biến cùng với nhiều thực phẩm khác; tạo nên những món ăn hấp dẫn như: salad Chà Là, chè Chà Là, bánh Chà Là… Quả Chà Là đã được nghiên cứu và đánh giá là có nhiều công dụng trong chăm sóc sức khỏe. Hàm lượng vitamin C trong quả Chà Là giúp cơ thể hấp thụ sắt tốt hơn; chất xơ dồi dào hỗ trợ giảm cân, giảm cholesterol có hại, giải độc cho gan và đường ruột; cải thiện giấc ngủ…

2 – Tiêu Chuẩn Chọn Giống:

- Chọn cây khỏe mạnh, không sâu bệnh.

3 – Thời Vụ và Mật Độ Trồng:

Cây non từ 5-6 tháng tuổi là có thể trồng, nên trồng vào đầu mùa mưa để cây có thể thích nghi với môi trường nhanh và giảm công tưới. Tùy theo định hình đất của từng vùng có thể trồng theo hàng hoặc trồng theo từng vùng để cây có thể dễ dàng thụ phấn và cho quả. Quy cách hố trồng cách 30 x 30 x 30 cm cho từng hố trồng cây, mật độ khoảng 500 cây/ 1 ha khoảng cách hàng với hàng 4-6 m, cây cách cây 4-6m. Cũng như cách trồng một số giống cây khác cần xử lý đất và bón lót phân hữu cơ trong hố và khử trùng đất bằng vôi để một thời gian trước khi đem trồng cây. Thời gian để chà là cho quả thường 5-7 năm tùy thuộc vào cách chăm sóc và thời tiết nơi trồng cây.

4 – Làm Đất Và Đào Hố Trồng:

Hố trồng đào 50 cm x 50 cm x 50 cm, khi đào hố để riêng đất trên mặt ra một bên. Mỗi hố bón: 10-15 kg phân chuồng đã ủ hoai, 200-300 g Super Lân, trộn đều với đất mặt xung quanh, để nâng cao độ pH và phòng trừ mối, kiến nên trộn thêm với 50 g Basudin 10H và 0,5 kg vôi trộn đều với hỗn hợp đất mặt và phân lấp đầy hố.

5 – Phân Bón Lót:

Bón phân theo liều lượng thông thường khoảng 0.1 kg NPK cho mỗi hố. Nên bón phân chuồng khoản mục hàng năm nhằm tạo chất dinh dưỡng cho đất và cây sẽ phát triển bền vững hơn.

6 – Kỹ Thuật Trồng Cây Chà Là Ấn Độ:

Chà là là giống cây thích hợp với nhiều loại đất và điều kiện khí hậu khác nhau. Nhất là những vùng đất nghèo chất dinh dưỡng vẫn có thể trồng được, những vùng đất có nước ngầm và có độ nóng cao hoặc những nơi có độ mặn. Tại nước ta có nhiều vùng đất trồng được giống chà là Ấn Độ như Tây Nguyên, đồng bằng sông cửu long… Cây non từ 5-6 tháng tuổi là có thể trồng, nên trồng vào đầu mùa mưa để cây có thể thích nghi với môi trường nhanh và giảm công tưới. Tùy theo định hình đất của từng vùng có thể trồng theo hàng hoặc trồng theo từng vùng để cây có thể dễ dàng thụ phấn và cho quả. Quy cách hố trồng cách 30 x 30 x 30 cm cho từng hố trồng cây, mật độ khoảng 500 cây/ 1 ha khoảng cách hàng với hàng 4-6 m, cây cách cây 4-6m. Cũng như cách trồng một số giống cây khác cần xử lý đất và bón lót phân hữu cơ trong hố và khử trùng đất bằng vôi để một thời gian trước khi đem trồng cây. Thời gian để chà là cho quả thường 5-7 năm tùy thuộc vào cách chăm sóc và thời tiết nơi trồng cây.

7 – Kỹ Thuật Chăm Sóc Cây Chà Là Ấn Độ:

7.1 – Kỹ thuật chăm sóc định kỳ:

Sau khi tiến hành trồng cây cần tiến hành tưới nước và che nắng cho cây trong khoảng thời gian đầu. Tiến hành dọn dẹp cỏ dại xung quanh hố trồng tránh mất chất dinh dưỡng cũng như một số loại sâu bệnh hại cây. Tiến hành cắt tỉa những cành sát mặt đất và cành yếu nhằm tạo một tán cây lên thẳng và gốc cây ngày càng vững chắc. Khi cây ra hoa cần tiến hành thụ phấn cho cây, có thể tiến hành thụ phấn tự nhiên hoặc nhân tạo. Nuôi côn trùng dùng để thụ phấn hoặc tiến hành các biện pháp thụ phấn nhân tạo để cây có quả nhiều và chất lượng quả tốt hơn.

7.2 – Kỹ thuật Cắt tỉa, tạo hình:

Cắt tỉa: Cây Chà Là Ấn Độ không cần phải chăm sóc, cắt tỉa nhiều. Tuy nhiên để cây luôn đẹp và khỏe, bạn chỉ cần theo dõi và cắt tỉa những lá vàng, lá khô, để kích thích cây ra lá mới và thỉnh thoảng dọn vệ sinh trên thân cây tạo thông thoáng phòng trừ các loại sâu bệnh hại.

7.3 – Kỹ thuật Bón phân Cho Cây Chà Là Ấn Độ:

Bón phân định kỳ 1 – 2 tháng một lần với các loại phân bón hữu cơ là tốt nhất cho cây, tuy nhiên cần lưu ý liều lượng vừa đủ, tránh bón quá nhiều làm cây bị suy yếu và hư tổn bộ rễ. Có thể sử dụng kết hợp các loại phân hữu cơ và phân vô cơ để đạt hiệu quả hơn.

8 – Phòng Trừ Sâu Bệnh Cho Cây Chà Là Ấn Độ:

Chà Là Ấn Độ là loại cây khỏe mạnh, tuy nhiên cũng giống như nhiều loại cây họ Cau/Dừa khác, nó cũng dễ bị tấn công vào phần ngọn (cổ hủ) hay phần rễ bởi các loại ấu trùng của các loài côn trùng cánh cứng như: Đuông, sùng, bọ đen, bọ dừa…. Vì vậy bạn cần theo dõi cây, phun hoặc treo các loại thuốc có tác dụng xua đuổi những loại côn trùng gây hại trên.

9 – Thu Hoạch và Bảo Quản:

10 – Kinh nghiệm và Thị Trường:


 CHÚC QUÝ KHÁCH CÓ MỘT VƯỜN CÂY CHO NĂNG SUẤT CAO!

120.000
Quay Lại