Cây Giáng Hương - Trung Tâm Cây Giống Đại Học Nông Nghiệp

Cây Giống Giáng Hương:


Một vài hình ảnh về Cây Giáng Hương

1 – Giới Thiệu:

Cây Giống Giáng Hương là cây gỗ quý hiếm nên chúng hiện bị con người khai thác quá mức. Dần dần chúng được nhiều quốc gia trên thế giới ghi tên vào danh sách đỏ những thực vật quý hiếm cần bảo tồn. Cây gỗ cao 25 – 30 m, thân thẳng, tròn. Cây có tán rộng. Gỗ rất đẹp, có mùi thơm màu nâu hồng, mịn, có vân đẹp do vòng năm khá rõ. Vỏ màu nâu sẫm, nứt dọc, cành non có lông. Lá kép lông chim 1 lần lẻ, mọc cách. Cuống lá ngắn, có lông. Hoa nhỏ màu vàng, có mùi thơm, hợp thành chùm ở nách lá, không phân nhánh, có màu nâu. Quả tròn hơi dẹt, đưòng kính 8 cm, có mũi cong về phía cuống, quả có 1 – 2 ô, mỗi ô chứa 1 hạt, quả có cánh mỏng. Vì thuộc thân cây gỗ nên cây giáng hương có chiều cao lớn và đường kính rộng tới 100cm. Gốc cây có vỏ cây màu nâu xám, bạnh vè, nứt dọc rồi bong vảy lớn. Vỏ cây có vết đẽo vàng nhạt nên hơi dày và rớm nhựa màu hơi đỏ. Lá cây giáng hương hình lông chim, chúng mọc cách dài từ 15 – 25cm và mang khoảng 7 – 11 lá chét. Lá chét là hình trái trứng hoặc trái xoan, đuôi gần tròn, hơi lệch, đầu mũi hơi tù, độ rộng từ 2 – 5cm và độ dài 5 – 11 cm, mặt trên lá xanh bóng, lúc non có nhiều lông. Hoa gỗ giống cây giáng hương tự mọc thành chùm ở phần nách lá và hoa màu vàng nhạt. Kích thước cánh hoa không đều, đài hoa có 5 răng hình chuông. Cánh tràng có cuống đài, tràng hoa màu vàng nhạt và nhiều lông. Nhị hoa 10 chỉ nhị hợp thành gốc. Nhụy hoa có cuống, mùi hoa thơm nhẹ. Bao phấn của hoa đính lưng. Quả đậu của cây gỗ giáng hương tròn hình dẹt, không nứt và có đường kính quả từ 5 – 8cm, phầ đầu nhụy hơi cong về phía cuống quả. Khi chín, quả có màu vàng nhạt, mép quả mỏng manh. Giống cây giáng hương phát triển khá chậm, hoa nở từ tháng 1 – 4, ra quả từ tháng 4 – 6 và rụng lá vào mùa khô. Cây thuộc loại ưa sáng, mọc nhiều ở khu rừng mưa, tán lá rộng. Khi cầm cây gỗ giáng hương trên tay có phần cứng cáp, chắc chắn, ngửi có mùi thơm dễ chịu. Bề mặt gỗ có màu vàng hoặc đỏ, nhìn kỹ sẽ thấy vân gỗ có chiều sâu và có nhiều dải màu.

2 – Tiêu Chuẩn Chọn Giống:

Cây con đem trồng phải từ 6-12 tháng tuổi. Đường kính cổ rễ từ 4-5 mm, cao từ 25-50 cm là tốt nhất. Cây khỏe mạnh, không sâu bệnh… Khi mua về chưa thể trồng ngay nên tưới ẩm bầu hàng ngày và để nơi có ánh sáng mặt trời.

3 – Thời Vụ và Mật Độ Trồng:

Khu vực miền Bắc: Khoảng từ tháng 2 – tháng 4. Khu vực Bắc Trung Bộ: Từ tháng 9 – tháng 11. Khu vực Duyên hải Miền Trung: Từ tháng 11 – tháng 1. Khu vực Tây Nguyên và Đông Nam Bộ: Từ tháng 6 – tháng 9. – Cây cách cây 3m và hàng cách hàng 3m, 1 ha trồng 1.100 cây. – Hoặc cây cách cây 2m, hàng cách hàng 3m, 1 ha trồng 1.660 cây. Trồng hàng rào hoặc trồng rải rác, trồng làm cảnh cây cách cây 1.5 – 2 mét. Trồng xen với các loại cây khác: Trồng làm cây che mát cafe, trồng làm trụ tiêu, hoặc trồng cây dược liệu, cây ngắn ngày…

4 – Làm Đất Và Đào Hố Trồng:

Làm sạch cỏ dại, trồng rải rác hay tập trung đều phải đào hố. Theo kinh nghiệm kích thước hố 50x50x50cm là phù hợp.

5 – Phân Bón Lót:

Bón lót mỗi hố từ 1-3kg phân chuồng hoai mục, phân chuồng ủ vi sinh là tốt nhất.

6 – Kỹ Thuật Trồng Cây Giáng Hương:

Trước khi trồng cần phải bóc vỏ nilong đặt cây vào chính giữa hố đã được bón phân, sau đó vun đất đều xung quanh cây và trên mặt bầu, dùng 2 tay nén chặt bầu cây, tạo cho cây đứng thẳng không bị vở bầu. Nếu trời không mưa mỗi ngày tưới một gáo nước nhỏ cho bầu cây liên kết với đất bên ngoài, giúp rễ cây dể dàng bám vào đất bên ngoài nhận chất dinh dưỡng nuôi cây.

7 – Kỹ Thuật Chăm Sóc Cây Giáng Hương:

7.1 – Kỹ thuật chăm sóc định kỳ:

Tưới nước: cần cung cấp đủ nước cho cây nhất là trong mùa khô, khi trái đang lớn và lúc quả sắp chín. Phòng trừ cỏ dại: Phủ gốc bằng cỏ, rác, cây phân xanh... để hạn chế cỏ dại; xới phá váng sau mỗi trận mưa to. Làm cỏ vụ xuân tháng 1-2 và vụ thu tháng 8-9, xới sạch toàn bộ diện tích một lần/vụ; một năm xới gốc 2-3 lần.

7.2 – Kỹ thuật Cắt tỉa, tạo hình:

- Tưới cây: khi mới trồng cây còn nhỏ lưu ý luôn giữ độ ẩm cho cây ( lưu ý độ ẩm cho cây 3-4 ngày tưới 1 lần) - Cây đã bắn rễ sống đều, giảm dần nước tưới kết thúc cho cây bằng phân NPK và phân chuồng tăng cường chất dinh dưỡng cho cây phát triển. - Tỉa cành: Thời kỳ cây còn nhỏ thường mọc nhiều cành, nhánh cần tỉa bớt cành chỉ để một thân cây nhanh phát triển. - Đặc biệt cây từ 1-2 năm tuổi, ngọn thường cong như cần câu, vì cành và ngọn phát triển mạnh nên việc tỉa cành là rất cần thiết, giúp cho cây có tư thế thẳng đứng ( ngọn không bị cong ) Cây 1 tuổi chăm bón tốt có độ cao từ 3,5 – 4m. - Khi cây phát triển từ 3-4 tuổi cây tự vươn lên thẳng đứng.

7.3 – Kỹ thuật Bón phân Cho Cây Giáng Hương:

Trong 3 năm đầu, cây cần được chăm sóc, làm cỏ quanh gốc, đảm bảo không bị cỏ dại chen lấn và tạo nguồn quang hợp. Mỗi năm, người dân nên bón phân 2 - 3 lần. Lượng phân bón là 0,1 - 0,2kg NPK(5:10:3)/cây. Những năm sau, cây vẫn cần được chăm sóc, làm cỏ 1 - 2 lần/năm và có thể bón thêm phân với lượng tăng từ 0,1 - 0,2kg NPK (5:10:3)/cây.

8 – Phòng Trừ Sâu Bệnh Cho Cây Giáng Hương:

Sâu hại: Ít thấy loại sâu ăn lá. các loài sâu bọ, côn trùng, không thích ăn lá, có một số sâu bọ ăn tạp không bỏ qua cây. Sâu, Bọ, bệnh hại cây còn tùy theo khu vực, có nơi có loài này, có nơi có loài khác… Xem thêm cách phòng trừ sâu bệnh.

9 – Thu Hoạch và Bảo Quản:

Cây gỗ quý ứng dụng nhiều trong đời sống Giống cây giáng hương mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho người dân. Cây giáng hương là cây gỗ quý, ít nứt nẻ, không bị mối mọt, cứng chắc và quan trọng là độ bên cao nên được nhiều người ưa chuộng úng dụng trong sản xuất đồ gỗ như: Làm sập gụ, làm bàn ghế, làm giường ngủ, làm trần/sàn gỗ… Bên cạnh đó, gỗ cây giáng hương còn chứa chất tanin và nhựa tiết ra từ loài cây này có thể dùng để nhuộm quần áo thành nhiều màu sắc khác nhau nhìn rất đẹp mắt. Cây thuốc quý chữa bệnh Không chỉ đem lại nhiều lợi ích kinh tế, giống cây giáng hương còn có giá trị trong việc điều trị bệnh, đặc biệt hoạt chất chứa trong cây này có khả năng chữa trị bệnh đái tháo đường tuýp 2 hữu hiệu. Ngoài ra, cây giáng hương còn có tác dụng cải thiện không khí trong lành, bảo vệ môi trường và thường được trồng nhiều trong các đường phố, khu đô thị, công trình…Rễ cây có vi sinh vật cộng hưởng mang đến khả năng cải tạo đất cố định đạm. Giúp bảo vệ môi trường, tạo cảnh quan làm đẹp Một trong những lý do khiến nhiều người ưa thích trồng loại cây này vì nó có thể trồng được trên nền đất xấu. Cây rất thích hợp trồng trong những vùng có khí hậu khô và mưa rõ rệt. Mặt khác, những hàng cây giáng hương thẳng tắp trên mọi cung đường sẽ giúp tạo cảnh quan đẹp đẽ, khiến cuộc sống của người dân thêm trong lành, thoáng đãng.

10 – Kinh nghiệm và Thị Trường:


 CHÚC QUÝ KHÁCH CÓ MỘT VƯỜN CÂY CHO NĂNG SUẤT CAO!

10.000
Quay Lại