Cây Bưởi Luận Văn - Trung Tâm Cây Giống Đại Học Nông Nghiệp

Cây Giống Bưởi Luận Văn:


Một vài hình ảnh về Cây Bưởi Luận Văn

1 – Giới Thiệu:

Cây giống Bưởi Luận Văn là giống bưởi có nguồn gốc từ thôn Luận Văn, xã Thọ Xương, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa, Việt Nam. Giống bưởi Luận Văn gắn liền với khu di tích lịch sử Lam Kinh. Theo truyền thuyết, vào đầu thế kỉ 15, trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, Lê Lợi đã đóng quân tại đây và lấy tên làng Luận Văn đặt cho sản phẩm bưởi của làng. Đây cũng là bưởi tiến vua của vùng đất này. Bưởi Luận Văn có hình bầu dục, đỉnh quả lồi, đường kính quả từ 15 cm đến 15,6 cm, chiều cao quả từ 15 cm đến 15,8 cm. Quả bưởi chín từ khoảng tháng 9, tháng 10 âm lịch nhưng có thể giữ trái trên cây đến dịp Tết Nguyên Đán. Đặc biệt, giống bưởi này có hàm lượng caroten khá cao, từ 2,532 đến 2,582 mg/100 g, tạo nên màu đỏ đặc trưng cho vỏ và thịt quả, cùi cũng có màu phớt hồng. Quả bưởi có vị ngọt nhẹ, chua dịu. Do màu đỏ và mùi thơm đặc trưng, bưởi Luận Văn thường được người dân trong vùng chọn để bày trên bàn thờ nhân dịp Tết với mong muốn mang lại sự may mắn và phát tài. Một trong những nguyên nhân tạo nên chất lượng đặc thù của bưởi Luận Văn là do điều kiện thổ nhưỡng. Đất của vùng trồng bưởi này chủ yếu là đất đỏ vàng trên đá sét và đá biến chất hoặc đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng, tầng đất mặt dày trên 30 cm, tơi xốp và ẩm.

2 – Tiêu Chuẩn Chọn Giống:

Để có những sản phẩm bưởi chất lượng cao đáp ứng được các yêu cầu của thị trường trong nước và phục vụ xuất khẩu, nhà nông cần chú ý tới xuất xứ và chất lượng giống. Cây có nguồn gốc từ thôn Luận Văn, xã Thọ Xương, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Là giống đặc sản địa phương, cây sinh trưởng khỏe, phân cành mạnh. Quả chín có vỏ màu đỏ, ruột đỏ. Cây bưởi chiết: Đường kính từ 1 - 1,5cm, cao khoảng 60 - 80cm, có 2-3 cành cấp 1 được ươm trong bầu, có rễ thứ cấp mới được đem đi trồng. Cây bưởi ghép: Đường kính gốc ghép từ 0,8 - 1cm, cành cao khoảng 25 - 30cm, khỏe mạnh sạch sâu bệnh.

3 – Thời Vụ và Mật Độ Trồng:

Bưởi luận văn trồng thích hợp nhất vào 2 vụ mùa trong năm đó là: - Vụ Xuân: tháng 2, 3, 4 - Vụ thu đông: tháng 8, 9 ,10 - Đối với loại đất thịt tơi xốt thì khoảng cách phù hợp giữa 2 cây trồng là 5x5m (400 cây/ha) tương đương 15 cây trên 1 sào bắc bộ. - Còn đối với loại đất đồi chắc, cằn thì khoảng cách là 4,5x4,5m (500 cây/ha) tương đương 18 cây trên 1 sào bắc bộ. Chú ý: Bưởi luận văn thích hợp nhất với đất đỏ vàng trên đá sét và đá biến chất hoặc đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng, tầng đất mặt dày trên 30 cm, tơi xốp và ẩm.

4 – Làm Đất Và Đào Hố Trồng:

- Làm đất cày bừa kĩ, nhặt sạch cỏ - Lên luống cách nhau 5m có hình mui luyện, rãnh rộng 30 - 40cm, sâu 20cm, tâm luống cao 30 - 40cm so với đáy rãnh. - Đào hố đắp ụ: + Đào hố nơi đất xấu có kích thước: 80x80x60cm(rộng,dài,sâu) + Đào hố nơi đất tốt: 60x60x50cm Nơi chân đất thấp thì phải đắp ụ, ụ cao từ 50 - 60cm, đường kính ụ rộng từ 0,8 - 1m

5 – Phân Bón Lót:

- Phân chuồng hoai mục: 20-30kg(40kg) - Super lân: 1kg - Vôi bột: Tùy theo pH của đất để xác định lượng vôi bột cần bón. Bà con nên xác định pH trước khi quyết định bón vôi. Thông thường nếu pH<5 hoặc 5,5 thì bón 20-25kg vôi bột/sào Bắc bộ, bón trước hoặc sau các loại phân bón khác khoảng 15-20 ngày.

6 – Kỹ Thuật Trồng Cây Bưởi Luận Văn:

Hố phải đào trước khi trồng khoảng 1 tháng, Trộn đều toàn bộ lượng phân ở trên với lớp đất trên mặt, sau đó cho xuống đáy hố, tiếp theo lấp đất thành ụ cao so với mặt hố 15 – 20 cm. Vét một hố nhỏ đặt bầu rồi lấp đất cho chặt. Sau đó cắm cọc chéo chữ X vào cây và buộc để tránh làm lay gốc làm chết cây chết cây. Sau đó dùng mùn rác, cỏ khô phủ kín gốc rồi tưới đẫm nước cho cây tối thiểu 1lần/1ngày đến khi cây hồi phục sinh trưởng. Sau đó tuỳ điều kiện sinh trưởng và thời tiết để tưới (đặc biệt chú ý trong 30 ngày đầu tiên sau trồng).

7 – Kỹ Thuật Chăm Sóc Cây Bưởi Luận Văn:

7.1 – Kỹ thuật chăm sóc định kỳ:

Tưới nước: cần cung cấp đủ nước cho cây nhất là trong mùa khô, khi trái đang lớn và lúc quả sắp chín. Phòng trừ cỏ dại: Phủ gốc chè bằng cỏ, rác, cây phân xanh... để hạn chế cỏ dại; xới phá váng sau mỗi trận mưa to. Làm cỏ vụ xuân tháng 1-2 và vụ thu tháng 8-9, xới sạch toàn bộ diện tích một lần/vụ; một năm xới gốc 2-3 lần.

7.2 – Kỹ thuật Cắt tỉa, tạo hình:

+ Cắt tỉa cho cây trong thời kỳ chưa mang quả: Việc cắt tỉa được tiến hành ngay từ khi trồng. Để có được dạng hình hợp lý, cần thực hiện theo các bước sau: - Tạo cành cấp 1: Khi cây con đạt chiều cao 45 - 50 cm, cần bấm ngọn để tạo cành cấp 1. Chỉ để lại 3 - 4 cành cấp 1 phân bố tương đối đều về các hướng. Các cành cấp 1 này thường chọn cành khoẻ, ít cong queo, cách nhau 7 - 10 cm trên thân chính và tạo với thân chính một góc xấp xỉ 45 – 60độ để khung tán đều và thoáng. - Tạo cành cấp 2: Khi cành cấp 1 dài 25 - 30 cm, ta bấm ngọn để tạo cành cấp 2. Thông thường trên cành cấp 1 chỉ giữ lại 3 cành cấp 2 phân bố hợp lý về góc độ và hướng. - Tạo cành cấp 3: Cành cấp 3 là những cành tạo quả và mang quả cho những năm sau. Các cành này phải khống chế để chúng không giao nhau và sắp xếp theo các hướng khác nhau giúp cây quang hợp được tốt. + Cắt tỉa cho cây trong thời kỳ mang quả - Cắt tỉa sau thu hoạch: Được tiến hành sau khi thu hoạch quả. Cắt tỉa tất cả các cành sâu bệnh, cành chết, cành vượt, những cành quá dày, cắt tỉa bớt cành cấp 1(nếu số cành cấp 1/cây quá dày) sao cho cây có bộ khung tán cân đối. - Cắt tỉa vụ xuân: Được tiến hành vào giữa tháng 1 đến giữa tháng 3 hàng năm: Cắt bỏ những cành xuân chất lượng kém, cành sâu bệnh, cành mọc lộn xộn trong tán, những chùm hoa nhỏ, dầy, dị hình. - Cắt tỉa vụ hè: được tiến hành từ tháng 4 đến hết tháng 6: Cắt bỏ những cành hè mọc quá dày hoặc yếu, cành sâu bệnh, tỉa bỏ những quả nhỏ, dị hình.

7.3 – Kỹ thuật Bón phân Cho Cây Bưởi Luận Văn:

Hàng năm cần bón thúc vào thời điểm: + Bón cơ bản (tháng 8 – tháng 11): Phân hữu cơ + lân Super + vôi. + Bón đón hoa, cành xuân từ 15/1 – 15/3: Đạm urê + kali. + Bón thúc tăng trọng quả vào tháng 5 – tháng7: Đạm urê + kali Ngoài ra bón cho cây sau khi thu hoạch làm cây chóng phục hồi, lượng bón thúc như sau: + Ure: 0,1 – 0,2 kg/cây + Super lân: 0,2 – 0,5 kg/cây + Kali: 0,1 - 0,3kg/cây. Các năm sau lượng phân tăng theo tuổi cây, năng suất quả và tuỳ thuộc loại đất. Cách bón: Bón phân hữu cơ: đào rãnh xung quanh cây theo hình chiếu của tán với bề mặt rãnh rộng 30 - 40 cm, sâu 20 - 25 cm, rải phân, lấp đất và tưới nước giữ ẩm. Hoặc có thể đào 3 rãnh theo hình vành khăn xung quanh tán để bón, năm sau bón tiếp phần còn lại. Bón phân vô cơ: khi đất ẩm chỉ cần rải phân lên mặt đất theo hình chiếu của tán cách xa gốc 20 - 30 cm, sau đó tưới nước để hoà tan phân. Khi trời khô hạn cần hoà tan phân trong nước để tưới hoặc rải phân theo hình chiếu của tán, xới nhẹ đất và tưới nước. + Lần 1 (sau khi thu hoạch): bón theo vành mép tán, đào rãnh sâu 20cm, rộng 30cm. Các loại phân trộn đều cho vào rãnh lấp kín đất, tủ rơm giữ ẩm. + Bón thúc vào lần 2 và 3: trộn đều các loại phân hóa học rải đều trong vòng tán cây, xới đất sâu 4-5cm vùi đất lấp kín, tủ rơm rác giữ ẩm. Bón phân xong tưới nước đều đặn, vừa phải cho phân tan để cây hấp thụ từ từ. Chú ý không nên tưới quá nhiều nước cho cây vì nếu thừa nước cây sẽ ra đọt non ảnh hưởng đến việc xử lý ra hoa.

8 – Phòng Trừ Sâu Bệnh Cho Cây Bưởi Luận Văn:

Bưởi thường bị một số loại sâu bệnh phá hoại như : Bệnh nấm, sâu vẽ bùa, sâu đục thân, cành, nhện đỏ, nhện trắng, ruồi đục quả, bệnh chảy gôm, bệnh khô cành, quả ám khói… - Bệnh nấm : Trên lá có đốm màu gỉ sắt, thân có các đốm đen. Sử dụng thuốc SCORE hoặc Sun phát đồng 1% phun 3 ngày một lần cho tới khi khỏi bệnh. - Bệnh sâu đục thân, cành : Quét vôi vào gốc cây và thân cây, dung xilanh tiêm phun trực tiếp vào lỗ sâu đục bằng thuốc Supracide 0,2%. - Sâu vẽ bùa : Dùng Selecron phun lên lá. Thuốc này có tác dụng với cả sâu ăn lá, nhện đỏ và các loại sâu khác. - Rệp : Khi phát hiện có rệp, phun ngay Selecron ba ngày liên tục. - Ruồi đục quả hút dịch làm quả thối, thời gian xuất hiện vào tháng 7-10. Dùng bả Naled 5% + Metyl Eugnol 95% cho 100m2. - Bọ xít các loại : Phun Sherpa 0,2% hoặc Dipterex 0,3%. Ngoài ra nếu thấy các loại côn trùng ít có thể bắt bằng tay và tiêu diệt. - Bệnh muội đen thân, cành, lá, quả. Thời gian xuất hiện từ tháng 2-10. Phun Boocdo 1% hoặc Sun phát đồng 1% kết hợp với cắt tỉa cho thưa tán lá, cành. - Bệnh chảy mủ gôm : Thời gian gây hại từ tháng 4, 5, 9, 10. Phun Aliette 0,3% lên thân, cành tuần 1 lần cho tới khi khỏi v.v…

9 – Thu Hoạch và Bảo Quản:

Bước 1. Công đoạn thu hoạch, xử lý, làm sạch quả. - Quả được thu hoạch đúng độ chín. - Quả cắt rời khỏi cây bưởi ngâm nay vào nước lã sạch. - Hòa một ít nước vôi trong. - Cắt cuống quả ngay trong nước lã sạch, sau đó vớt ra khỏi nước, lau khô bằng khăn sạch. - Để quả khô ráo và bôi nước vôi trong vào cuống quả. Bước 2. Chuẩn bị địa điểm, vật liệu bảo quản. - Địa điểm nơi cất giữ phải thoáng mát. - Cát sạch được rửa bằng nước vôi trong, để ráo nước. Đây là điều phải chú ý vì một số khuyến cáo bảo quản bằng cát nhưng không xử lý đã làm vỏ quả bị thối và lây lan sang cả lô quả bảo quản. - Xếp ván, khung ván thủng ô hay ô chứa vào nơi bảo quản. Bước 3. Tiến hành bảo quản. - Phủ lên bề ván, khung ván, ô chứa một lớp cát dày 8 -10 cm với chiều rộng phụ thuộc vào ô kho và số lượng quả bưởi cần bảo quản. - Xếp quả bưởi đã xử lý ở bước 1 lên lớp cát đó. - Bưởi được xếp theo hàng ô vuông, hàng cách hàng 5cm, quả cách quả 5cm. - Lớp quả thứ nhất xếp xong phủ tiếp 1 lớp cát dày 5 - 10cm rồi tiếp xếp lớp quả thứ hai. Cách làm này lặp đi lặp lại và chỉ xếp từ 5 đến 6 lớp để thuận lợi cho công tác kiểm tra sau này. Trên cùng phủ 1 lớp cát dày 10 cm.

10 – Kinh nghiệm và Thị Trường:


 CHÚC QUÝ KHÁCH CÓ MỘT VƯỜN CÂY CHO NĂNG SUẤT CAO!

20.000
Quay Lại